Việt Nam là quê hương của cây trà (chè)

Cây trà không phát sinh từ Trung Quốc (chữ Camellia sinensis đã chỉ còn đúng một nửa).

Các lý luận này có thể tóm lược như sau: 

1- Không có tài liệu viết nào nói đến cây trà đã xuất hiện ở thời cổ Trung Quốc. Phần viết về cây trà ở sách Bản Thảo là phần ngụy tạo về sau.

 2- Cây “Đồ” ở Kinh Thi và trong sách Nhĩ Trà thật sự chỉ là cây “Khổ Trà”, không phải là cây trà. 

3- Một dẫn chứng cụ thể là không có cây trà ở trạng thái thiên nhiên trên đất Trung Quốc (vì vậy ta thấy rất nhiều huyền thoại vể nguồn gốc trà ở Trung Quốc đều gián tiếp nói đến sự thật này: Trà do chim tha hột đến, trà sinh từ mí mắt của một thiền sư đến từ Thiên Trúc v.v.). 

Từ xưa cho đến ngày nay, các danh từ cũng như các vùng sản xuất trà quan trọng nhất đều ở phía Nam sông Dương Tử hoặc vùng biên giới Tây Nam. Chưa bao giờ có ai nhắc đến các vùng đất Trung Hoa cổ đại (Bắc sông Hoàng Hà) có trồng trà. Sử Trung Quốc cũng luôn luôn cho thấy tục uống trà là do miền Nam đưa lên miền Bắc. Hiện nay tài liệu cổ nhất cho thấy dân Thục (Tứ Xuyên) biết uống trà trước dân miền Trung Thổ. 

uống trà shan tuyết cổ thụ

 

Sử đến thời Tam Quốc mới chỉ nói đến Tôn Hạo (vua nước Ngô miền Nam) ban tiệc trà thay vì tiệc rượu. Cho đến thòi Nam Bắc Triều (420-581), tục uống trà mới bành trướng rộng ở Giang Nam. Đến đời Tùy (581-621) tiền Triều của thời đại hoàng kim nhà Đường (618-907) trà mới lan qua miền Bắc, sau “biến cố lịch sử” Tùy Văn Đế (589-601) được chữa khỏi bệnh nhức đầu nhờ uống trà.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải tôn trọng một sự thực hiển nhiên: Quả thật dân tộc Trung Quốc nói chung và đặc biệt là các thiền sư, ẩn sĩ, nghệ sĩ Trung Quốc, đã khuếch trương, đã phát triển, trau chuốt, đưa việc uống trà, làm trà trở nên một nghệ thuật tinh vi. Người Trung Quốc xứng đáng hãnh diện với một cái tên nôm na mà ta gọi là “Trà Tàu”. Nhân loại nói chung phải cảm tạ họ, như nhân loại cảm tạ với nước mắm Việt Nam, với rượu Pháp… (không có nghĩa là chỉ có Việt Nam mới có nước mắm, Pháp mới có rượu, Trung Quốc mới có trà).

Việt Nam là quê hương của cây trà (chè)

Trở lại với quê hương Việt Nam, quê hương của cây trà

Như ai nấy đều biết, chỉ hơn mười năm lệ thuộc nhà Minh (1414-1427), tài liệu văn hóa của chúng ta gần như bị tru diệt hoàn toàn. Chiếu dụ của vua Minh còn đó: Đốt hết, chở hết sách vở về Tàu, kể cả những chữ đục trên bia đá, viết trên núi cũng bị đục bỏ… Cho nên tài liệu viết của chúng ta còn lại trước thời này đại đa số là một vài bài thơ, tài liệu còn được các nhà chùa cất giữ.
Nhưng điều hiển nhiên: Ở đâu, bất kỳ thời này, hễ ta tìm thấy “chữ” là ta cũng sẽ tìm thấy chữ viết về trà. Một trong những bài thơ cổ còn lại của ta ở thời nhà Lý cũng đã nhắc đến trà:

Tặng bạn xa ngàn dặm. Cười dâng một bình trà.
(Tặng quân thiên lý viễn. Tiếu bả nhất bình trà)
                                          (Viên Chiếu Thiền sư)

 

Cũng từ thời nhà Lý, ta đã thấy nhà chùa ở trên núi cũng đã thường khai thác trà để tự túc kinh tế:

Sơn Tăng hoạt kế trà tam mẫu
Ngư phủ sinh nhai trúc nhất cần
                        (Cao Tăng Truyện)

 

Ta cũng nên nhớ trước thời giành lại độc lập vào thế kỷ thứ mười, nước ta bị sát nhập vào đất đai Trung Quốc. Thời nhà Đường (618-907), Trung Quốc là một đại cường quốc duy nhất trên thế giới về cả hai phương diện Văn Hóa và Lãnh Vực. Sinh hoạt trên đất nước chúng ta như thế nào? Chắc cũng giống ít nhiều như các quận huyện khác nhưng chắc chắn rất đặc biệt. Điểm đặc biệt thứ nhất là về địa dư: Giao Châu (Việt Nam) là vùng đất trung gian, là trạm nghỉ chân, là nơi có thể tìm những thông dịch viên (biết cả Hoa ngữ và Phạn ngữ) trên con đường giao thông văn hóa và thựơng mại Ấn Độ – Trung Quốc, hay nói rộng hơn Trung Quốc và gần cả thế giới còn lại.

Việt Nam là quê hương của cây trà (chè)

Trong một tài liệu nghiên cứu khác tôi đã có dịp chứng minh kinh điển Phật giáo được dịch ra chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam, Phật Giáo được đưa đến Việt Nam trước khi đi vào lục địa Trung Quốc. Cho đến thời thịnh Đường, Phật Giáo là tôn giáo mạnh duy nhất ở Trung Quốc, chi phối toàn diện sinh hoạt văn hóa tri thức ở Trung Quốc là như thế. Thế mà sử Trung Quốc, thơ văn Trung Quốc đã phải ghi là Triều đình phải cung thỉnh các nhà sư Duy Giám, Phụng Đình… từ Giao Châu vượt vạn dặm để đến tận triều đình giảng kinh…
(Bạn hãy tưởng tượng Vatican phải mời “thiên hạ” đến để giảng giải về giáo lý Thiên Chúa Giáo, Tòa Bạch Ốc phải mời “thiên hạ” đến để giảng dạy về điện tử, điện toán…). 

Nói tóm lại, là ở Giao Châu có nền văn hóa cao như vậy mà ta không còn dấu vết tục uống trà đời Đường, đời Tống ở Việt Nam? (Như lối uống mạt trà trong trà đạo Nhật Bản là do lối uống trà ở đời Tống truyền qua cùng với các nghi thức uống trà ở các chùa chiền Trung Quốc).

Điều này thật dễ hiểu: Bởi vì ta đã biết uống trà trước đó, Việt Nam ta đã dạy người Trung Quốc uống trà. 

Và lối uống trà của ta hoàn toàn khác họ. Lối uống này còn truyền đến ngày nay mà ta sẽ có dịp trình bày ở phần sau: Đó là lối uống trà tươi, trà nụ, trà mạn của ta. Trái lại cây trà và lối uống trà truyền sang Trung Quốc thì đã biến đổi rất nhiều (xem chương viết về Trà Sử). Và người Trung Quốc quả đã nâng lên một trình độ thưởng thức cao tuyệt. Nhưng Việt Nam vẫn chỉ dừng ở lối uống trà tươi, trà nụ… Vì vậy ở Trung Quốc, trà tiến đến trình độ tuyệt cao ở thời nhà Minh, Thanh… thì lúc đó ta mới bị chinh phục, ta bắt đầu nhập cảng “trà Tàu” làm theo lối biến chế của họ. Vì vậy ta chỉ uống trà Tàu theo lối trà biến chế cuối cùng và tinh vi nhất của họ, mà không bao giờ nghe nói đến trà gạch, trà bánh, trà bột… hoặc bỏ thêm vào trà hành, muối, vỏ cam vỏ quít… như lối uống cổ của Trung Quốc.
Chúng tôi cũng đã trích dẫn “An Nam Chí Lược” để chứng minh ngay từ thời độc lập đầu tiên Đinh Liễn đã phải triều cống Trung Quốc trà thơm, hoặc sách “An Nam Vũ Cống” (Dư Địa Chí) của Nguyễn Trãi đã kể đến loại trà “Tước Thiệt” danh tiếng sản xuất ở Quảng Trị Việt Nam… Rất tiếc, tài liệu viết chỉ có thế mặc dù tôi đã chứng minh rằng cổ thư tịch Trung Quốc từ quyển sách nổi tiếng nhất về trà của Lục Vũ (Trà Kinh) cũng đã khẳng định trà xuất xứ từ phương Nam, ngay từ dòng đầu tiên (Trà giả, Nam phương chi gia mộc dã). Điểm cuối cùng chúng tôi cũng đã thưa rằng cho đến hiện nay người ta chỉ tìm thấy cây trà thiên nhiên ở vùng biên giới Hoa-Ấn, Miến Điện và Tây Bắc Việt Nam.

Tất cả những luận cứ đó, chúng tôi chỉ đưa đến kết luận Việt Nam đã biết đến trà trước Trung Quốc rất lâu. 

Lối uống trà ở Việt Nam rất sơ sài (trà tươi, trà nụ…) nhưng truyền đến Trung Quốc, người Trung Quốc đã nâng lên một nghệ thuật tinh vi. Đến lúc này Việt Nam lại nhập cảng trở lại nghệ thuật uống trà của Trung Quốc mà ta gọi nôm na là “trà Tàu”. Cũng tương tự như đại đa số các sơn môn, giáo phái Phật Giáo ở Việt Nam sau này đều phát gốc ở Phật Giáo Trung Quốc, mặc dù Việt Nam biết đến Phật Giáo trước Trung Quốc.

Việt Nam là quê hương của cây trà (chè)

Người dân tộc H’Mông Việt Nam uống trà shan tuyết

>>> Xem thêm: Thế nào là chè rừng? Chè shan tuyết cổ thụ Việt Nam quý hiểm ra sao?

Địa chỉ mua trà shan tuyết uy tín tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Hạnh Trà là thương hiệu của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Phẩm Thiên Nhiên, ra đời với sứ mệnh mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm trà shan tuyết cổ thụ sạch, an toàn từ nguồn nguyên liệu là các thảo dược tự nhiên của Việt Nam. Sản phẩm của Hạnh Trà đạt các tiêu chuẩn dược liệu sạch chất lượng cao, sử dụng hiệu quả và an toàn, góp phần nâng cao sức khoẻ và hỗ trợ phòng bệnh cho người dùng.

Bất kỳ loại trà nào cũng vậy đều có mùi hương đặc trưng rất riêng của nó và khi nói đến trà cổ thụ phải nói đến hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc thân yêu. Trà shan tuyết cổ thụ có rất nhiều hợp chất rất tốt cho sức khỏe, như các vitamin: A,B,C,P,… chất caffein (lưu ý cho việc uống trà có chừng mực), chất này vừa có lợi cũng vừa có hại nếu bạn uống trà quá nhiều trong một ngày. Cho nên trà sẽ thực sự bổ dưỡng nếu bạn biết cách uống trà hiệu quả.

trà shan tuyết cổ thụ

Nói đến chè shan tuyết cổ thụ người ta thường nhắc đến 4 cụm từ: Nguyên chất – Thủ công – Ngon – Giá trị dinh dưỡng cao và tất nhiên sản phẩm trà shan tuyết cổ thụ do Hạnh Trà cung cấp mang lại cho bạn 4 điều tuyệt vời ấy.

Mách bạn loại trà shan tuyết nhân viên văn phòng thường xuyên uống

Hạnh Trà cam kết sản phẩm trà shan tuyết hoàn toàn organic nguyên chất 5 không: 

1. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có thuốc bảo về thực vật

2. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có chất bảo quản

3. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có chất tạo mùi 

4. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có phẩm màu

5. Trà shan tuyết Hạnh Trà không hóa chất

Video về quy trình sản xuất chè shan tuyết của Hạnh Trà:

trà shan tuyết cổ thụ

trà shan tuyết cổ thụ

Các sản phẩm trà shan tuyết của Hạnh Trà được tỉ mỉ kỹ càng, nâng niu từ khâu chăm sóc, hái trà đến đóng gói đều làm thủ công 100% và tuyệt nhiên an toàn. Để hái được những búp trà shan ngon, bà con phải tìm những cây trà cổ thụ lâu năm nhiều tuổi, cao lớn nên việc hái trà gặp rất nhiều khó khăn, người dân phải bắt thang lên tận những cành cao, có cành hơn 10m. Bởi những búp trà ngon thường là những búp mọc trên ngọn cây, những búp trà xanh mướp, chứa đựng nhiều nhất tinh tú của trời đất.

Nếu bạn đang cần mua sản phẩm trà shan tuyết ngon, hoàn toàn tự nhiên, muốn trải nghiệm những phẩm trà cao cấp vẹn nguyên tinh khí của đất trời, hãy liên hệ với Hạnh Trà nhé.