Trà (chè) và thi nhân Việt Nam

Đối với thi nhân đông phương, trà, uống trà còn biểu lộ một nhân sinh quan, một lối sống, một lối suy nghĩ, một quan điểm về cuộc đời: The philosophy of life, một lối sống cao thượng đạo vị.

Cái nhân sinh quan đó đã khiến người có tầm phân tích, có đầu óc nhị nguyên của thế giới Tây Phương rất khó hiểu khi họ đọc thơ của Trần Quang Khải, vị thi nhân vả cũng là vị đại tướng quân đã cầm quân đánh tan tành đạo quân xâm lăng ghê gớm nhất lịch sử nhân loại là quân Mông Cổ. Một đạo quân bách chiến bách thắng mà dấu chân ngựa đã dọc ngang từ Á sang Âu. Thi nhân Trần Quang Khải đã để lại những bài thơ kiêu hùng mà chúng ta ai nấy đểu thuộc.

Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan

Thơ hào hùng như vậy, nhưng không lạ vì ta biết thi nhân đó là Thượng Tướng Quân Trần Quang Khải. Nhưng đến khi đọc:

Thử lai yêu khách nghiêu trà uyển
Vũ quả hô đồng lý dược lan
(Mùa hè lại, pha trà mời khách uống
Cơn mưa xong, gọi trẻ sửa chậu lan)

Trà (chè) và thi nhân Việt Nam

 

Người đọc… có sẵn máu logic hay đầu óc hiện thực nếu không biết tiểu sử của thi sĩ chắc lại sắp lên án, đây chỉ là loại “sương hoa tuyết nguyệt” của hạng người yếu đuối mơ mộng.
Nếu đọc thơ của Huyền Quang Tôn Giả:

Hà thời tiểu ẩn lâm tuyền hạ
Nhất tháp tùng phong trà nhất bôi
(Sao bằng ở ẩn bên rừng suối
Một giường bên cửa gió thông với trà)
Ta thấy mùi đạo vị thanh thoát của ẩn sĩ thì cũng không lạ, nhưng nếu đọc cũng ý tứ đó qua dòng thơ:
Hà thời kết ốc vân phong hạ
Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên
(Bao giờ dưới núi làm nhà
Nước suối trà pha, gối đá nằm…)

Mấy người khỏi bảng hoàng khi biết đó là thơ Nguyễn Trãi khi vị khai quốc công thần, vị vạn thế quân sư đã đánh tan trăm vạn quân Minh giành lại nền độc lập và thanh bình cho đất nước.
Riêng chúng ta sẽ không lạ, không thấy gì là mâu thuẫn trong tư tưởng và con người của các nhà thơ Dân Tộc đó. Bởi vì đời sống và tư tưởng người Việt Nam không bao giờ chấp nhận bất cứ một giáo điều khuôn thước… Tinh thần dân tộc Việt luôn luôn là một tinh thần cởi mở, nhân ái và hài hòa. Đặc tính an hòa của truyền thống Việt Nam luôn luôn cho phép người ta tìm thấy những ưu điểm của mọi hệ thống trào lưu tư tưởng, triết lý để thực hiện một mẫu người an lạc và toàn diện, không bao giờ chấp nhận một quan điểm bảo thủ, giáo điều và độc tôn.

Trà (chè) và thi nhân Việt Nam

 

Dân tộc Việt Nam đã sớm biết đến tư tưởng triết lý cao siêu của Phật Giáo trước cả thời Phật Giáo lan tràn đến Trung Quốc, cho nên ngay từ những ngày đầu tiên giành lại được độc lập, Việt Nam đã kết xây từ đó để tạo thành một nền tảng tư tưởng xây dựng con người và đất nước đối nghịch lại ý thức hệ Nho Giáo của bắc phương. Nhưng đồng thời vẫn mở rộng, tiếp thu những ưu điểm tích cực của nho học, cho nên nền tư tưởng Đại Việt quả thật hài hòa hơn, sâu sắc hơn, tâm linh hơn siêu việt hơn Trung Quốc: Lịch sử đã cho thấy lần đầu tiên sự kết tụ, tổng hợp của tất cả các nền tư tưởng cao sâu nhất của đông phương Phật-Lão-Khổng và Bách Gia chư tử trong văn hóa Đại Việt. Lich sử Việt Nam và lịch sử nhân loại thường hay nhắc đến kỳ tích chiến thắng Nguyên Mông của Việt Nam, của vua Trần Nhân Tông, vị vua đã hướng dẫn cả một quốc gia tí hon đã ba lần liên tiếp chiến thắng đạo quân xâm lăng khổng lồ đã giẫm nát từ đông sang tây chưa hề thảm bại… nhưng thật thiếu sót khi đã không chú trọng về tư tưởng triết lý cốt tủy của thời đại đó, đặc biệt đã được viết trong chính tác phẩm của Trần Nhân Tông. Trần Nhân Tông cũng là vị tổ khai sáng dòng thiền Trúc Lâm, mà giáo hội Trúc Lâm cũng là một giáo hội Phật Giáo thống nhất đầu tiên của toàn thể các chi phái Phật Giáo thời bấy giờ.

Dòng tư tưởng đó, sau này phần vì thiếu những nhân tài tiếp tục xiển dương, phần nữa lại do chính các bọn tăng đồ ngu muội mê tín phá hủy. Lại còn bị bọn tử đệ Nho học hoặc vì vọng ngoại hoặc vì để đề cao cái tinh thần Nho học tôn quân để xu phụ bọn hôn quân, đã đặt để nho học trở nên độc tôn, làm khuôn thước chỉ đạo cho văn hóa dân tộc. Kết quả là chính cái tư tưởng Nho Giáo gò bó khô cứng đó đã tạo nên các hậu quả thương đau cho đất nước. (Không phải chỉ từ những thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc mà kể cả những thời nội chiến qua phân kéo dài từ những thời Lê mạt, Trịnh Nguyễn xa xưa…). Tuy nhiên dòng tư tưởng văn hóa Đại Việt dù không còn là lý tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng đất nước thì thực sự vẫn còn ăn sâu vào truyền thống dân tộc, truyền thống dân gian.

Cho nên có thể nói ngay từ thời nhà Lê ta đã thấy ngoài tư tưởng Nho học ngự trị ở triều đình và guồng máy trường thi, dòng tư tưởng tâm linh Đại Việt vẫn sống giữa con người Việt Nam trong truyền thống dân tộc. Thành ra kẻ sĩ Việt Nam mặc dù có cái học thuần túy Nho Giáo “Kinh sử tử truyện” để đi thi, để làm quan thì “sống” vẫn rất “đạo” và “chết” rất “Phật”.
Nguyễn Trãi, một tinh hoa thừa hưởng tinh thần Đại Việt rực rỡ thời Lý Trần, đã là một biểu tượng rõ rệt. Cho nên ta rất dễ hiểu khi bày mưu đánh giặc thì “đêm không ngủ ngày không ăn” đã có những vần thơ hào khí ngất trời, nhưng chân tâm vẫn là tâm hồn “thượng thừa thiền” không những chủ trương “việc nhân nghĩa yếu tại an dân…” mà còn chan hòa từ ái với chim trời cá nước “Trì tham nguyệt hiện chẳng buông cá, rừng tiếc chim vể, ngại phát cây” cho nên khi công thành danh toại người chẳng ao ước ân đền oán trả, nhà vàng bia đá mà chỉ ước ao về núi cũ xây nhà bên suối, múc nước khe pha trà rồi gối đầu ngủ vùi trên đá.
Ôi tâm hồn lồng lộng đất trời của con người Việt Nam.

Trà (chè) và thi nhân Việt Nam

 

Với các đại thi hào Việt Nam, uống trà ngoài việc thưởng thức cái phong vị thanh cao… uống trà còn… là một “nghi thức hành đạo”. 

Đạo đây là chân lý đơn giản siêu thoát tràn đầy yêu thương và từ ái, yêu nước, yêu người, yêu vật. Siêu thoát ở đây là vượt trên những nhỏ nhen tham luyến đố kỵ của con người tầm thường cá nhân vị kỷ chứ không phải là siêu thoát huyễn mộng tôn giáo.

Mãn đường vân khí triêu phần bách
Nhiễu chẩm tùng thanh dạ thược trà
Tu kỷ đãn tri vi thiện lạc
Trí thâm vị tất độc thư đa
(Mây tỏa đầy nhà, sáng đốt thông
Tùng reo quanh gối, đêm pha trà
Việc thiện năng làm là thú đấy
Đọc nhiều vị tất đã thành nhân)
                 Nguyễn Trãi, Ngẫu thành

Trà luôn luôn là bạn với thi gia, khi sương sớm lúc canh tàn. Khi trầm tư về một kế sách quốc gia nghiêm trọng. Lúc cô đơn đối diện với lẽ tử sinh vô thường. Khi thất chí trầm mình ở chốn quạnh hiu. Lúc thanh nhàn vui đời sống hòa bình… Trà luôn luôn có mặt với người tri kỷ. 

Xin tiếp tục gởi ở đây một vài trong những bài thơ nôm độc đáo cổ kính của Nguyễn Trãi, những hạt châu quí báu của nền văn chương Quốc Âm:

Phú quí treo sương ngọn cỏ
Công danh gửi kiến cành hòe.
Phong lưu mòn mỏi ba đường cúc
Ngày tháng tiêu ma một bát chè
***
Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng
Chè tiên nước ghín nguyệt đeo vể.
***
Say minh nguyệt, chè ba chén
Thú thanh phong, lều một gian

Như đã thưa từ đầu, phần này tôi xin chỉ nhắc đến một hai bài thơ cá nhân tôi chọn lựa. Trong đoạn cuối của phần trích lục thơ tôi giới thiệu hai bài thơ của Chu Thần Cao Bá Quát. Một thiên tài khác của nền văn hóa Đại Việt. Người luôn luôn muốn bước theo bước chân của ức Trai Nguyễn Trãi, để độc giả thấy thêm một nét chân thực về một nhà thơ lớn của dân tộc. Nhà thơ mà trong những tháng năm vừa qua các chế độ tay sai của thực dân luôn luôn lên án là giặc cướp (ông làm cách mạng, thất bại bị giết và cả gia tộc bị cường quyền tru di) cho nên phần lớn độc giả chỉ hình dung được Cao Chu Thần ở những câu thơ khinh bạc, phần lớn là ngụy tạo. 

Ở đây chỉ xin giới thiệu hai bài thơ. Bài thứ nhất viết nhân dịp du ngoạn chùa trên núi Nam Tào. Bài thứ hai là một bài trà luận nhưng cũng để nói lên tâm sự và nhân sinh quan của mình. Độc giả sẽ đọc thẳng vào nguyên tác.

Trà (chè) và thi nhân Việt Nam

 

Điều đáng nói ở đây là một lần nữa nói lên truyền thống văn hóa Đại Việt. Từ Nguyễn Trãi đến Cao Bá Quát, trải dài gần năm trăm năm. Bao nhiêu đổi thay đã xảy ra trên đất nước trong một khoảng lịch sử xa vời vợi. Nhưng vẫn có những đồng vọng đi về. Sự đồng vọng đó chính là truyền thống văn hóa Đại Việt.
Điều giống nhau giữa hai nhà thơ dân tộc đó không phải chỉ là điểu bi phẫn bi đát khổ nạn của cái chết bêu đầu, của vụ án tru di tam tộc mà bọn thống trị bạo tàn đã phạm tội. Điều giống nhau ở đây chỉ là tấm lòng thanh cao lồng lộng đất trời vì dân vì nước của hai người:

Bình sinh đồ bão tiên ưu niệm Ức Trai
Đồ bão tiên ưu hậu lạc tâm Chu Thần
Cả hai đều cương trực đứng thẳng chỉ tay vào bọn cường quyền bạo ngược tham nhũng, thề tiêu diệt chúng để mang lại thái bình.
Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược
Có nhân có trí có anh hùng
                               Ức Trai

 

Nguyện cho nước lan tràn bốn bể
Tảo trừ cho hết bọn sâu dân
                                Chu Thần

Và những tâm hồn lộng gió lịch sử đó cũng còn gặp nhau ở chén trà đạo vị.
***

Đốt mảnh hương trầm, pha ấm trà mới. Nước mắt rưng rưng đọc lại thơ của tiền nhân.

Những dòng thơ như vẽ lại cuộc đời và tâm hồn của tiền nhân, chói lọi cả một phương trời, xua đi những bóng tối khổ lụy, của bọt bèo hèn mọn quanh đây.

 
Nguyễn Trãi:

Loạn Hậu Quy Côn Sơn Cảm Tác
Nhất biệt gia sơn cấp thập niên
Qui lai tùng cúc bán tiêu nhiên
Lâm tuyền hữu ước na kham phụ
Trần thổ đê đầu chỉ tự liên
Hương lý tai qua như mộng đáo
Can qua vị tức hạnh thân tuyền
Hà thời kết ốc vân phong hạ
Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên
 
Cảm tác sau loạn về Côn Sơn
Một xa núi cũ mười năm
Khi về tùng cúc nữa phần tàn hoang
Đã không phụ ước suối rừng
Cúi đầu đất bụi mấy từng đau thương
Mộng ngày qua chuyện quê hương
Chiến chinh chưa dứt cũng mừng vẹn thân
Bao giờ dưới núi làm nhà
Nước khe gối đá pha trà ngủ say
 

 

Cao Bá Quát:

Đồng Phan Thúc Minh Du Vạn An Hoàn Đăng Nam Tào Sơn Tự
Bệ la thâm xứ viễn văn chung
Thiên lý bần du mỗi mạn phùng
Vạn Kiếp bắc hồi sơn tự án
Lục Đầu đông hạ thủy như thung
Nhàn hô tăng hỏa phanh tận dính
Tọa ái giang yên lạc vãn tùng
Tiện nghĩ qui hưu vấn tiều ẩn
Nhất chi can trúc vạn duyên không
 
Cùng Phạm Trúc Minh chơi Vạn An rồi lên chùa trên núi Nam Tào
Giữa rừng cỏ rậm tiếng chuông xa
Ngàn dặm bạn nghèo ta gặp ta
Vạn Kiếp bắc sơn như án tựa
Lục đầu đông thủy tựa thung va
Thư nhàn hỏi lửa pha trà mới
Thích thú tựa thông nhìn ráng sa
Chợt nghĩ về hưu vui thú ẩn
Một cần câu trúc chuyện đời qua
 
Vị Minh Tiểu Kệ
Đồng Phan sinh dạ tọa.
Tuyển hữu mạc thủ khí
Thủ khí mê kỳ nhân
Vị minh mạc thác hoa
Thác hoa ly kỳ chân
Hiểu tính cấp thanh tuyền
Tề thán lý tân hỏa
Vô yên giữ trần khỉ
Hối thủ nhất tiếu khả
Nhử hướng quý thanh chân
Bất dụng ngoại thước ngã
Vô dĩ nhất ác khan
Phóng nhĩ tỵ quan gia
Huyễn phục phi tráng nhan
Phồn âm biến đại nhã
Thí lưu nhất chuyển ngữ
Tự tại chứng hiện quả.

 

Bài Kệ Uống Trà

Chọn bạn chọn bề ngoài
Không thấy điều hẳn hoi
Uống chè có ưóp hoa
biến mất hương chè rồi
Sáng sớm múc nước giếng
lửa nhỏ nắm than rời
Không khói cũng không bụi
rửa tay khể khà ngồi
Nếm mùi cốt thực chất
không cần thêm vị ngoài
chớ vì chút của hiếm
lừa dối mũi ta hoài
Người đẹp không ở áo
thơ hay thường ít lời
Kệ này hãy ghi nhớ
chứng quả việc trên đời.

Bài thơ còn chú rằng: “Phan sinh hiếu thủ minh xuyễn, nạp hán đạm trung kính túc chữ ẩm, hỷ hữu hương phức” (ông Phan thường hay lấy trà bỏ vào trong nụ sen, để cách đêm rồi lấy pha uống, cho là có mùi hương thích thú). Cao Chu Thần làm bài kệ này chủ trương uống trà chỉ thuần túy với mùi trà, không chấp nhận các loại trà ướp hoa. Đây cũng là chủ trương của các bậc trà sĩ cao thủ. Phan sinh này tức Phan Nhạ người bạn tâm giao với ông và cũng là người cùng bị tù vì vụ án hai ông dùng muội đèn chữa các chữ phạm húy cho một số bài thi, khi hai ông làm giám khảo trường thi Thừa Thiên khóa Tân Sửu (1841).
 

Địa chỉ mua trà shan tuyết uy tín tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Hạnh Trà là thương hiệu của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Phẩm Thiên Nhiên, ra đời với sứ mệnh mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm trà shan tuyết cổ thụ sạch, an toàn từ nguồn nguyên liệu là các thảo dược tự nhiên của Việt Nam. Sản phẩm của Hạnh Trà đạt các tiêu chuẩn dược liệu sạch chất lượng cao, sử dụng hiệu quả và an toàn, góp phần nâng cao sức khoẻ và hỗ trợ phòng bệnh cho người dùng.

Bất kỳ loại trà nào cũng vậy đều có mùi hương đặc trưng rất riêng của nó và khi nói đến trà cổ thụ phải nói đến hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc thân yêu. Trà shan tuyết cổ thụ có rất nhiều hợp chất rất tốt cho sức khỏe, như các vitamin: A,B,C,P,… chất caffein (lưu ý cho việc uống trà có chừng mực), chất này vừa có lợi cũng vừa có hại nếu bạn uống trà quá nhiều trong một ngày. Cho nên trà sẽ thực sự bổ dưỡng nếu bạn biết cách uống trà hiệu quả.

trà shan tuyết cổ thụ

Nói đến chè shan tuyết cổ thụ người ta thường nhắc đến 4 cụm từ: Nguyên chất – Thủ công – Ngon – Giá trị dinh dưỡng cao và tất nhiên sản phẩm trà shan tuyết cổ thụ do Hạnh Trà cung cấp mang lại cho bạn 4 điều tuyệt vời ấy.

Mách bạn loại trà shan tuyết nhân viên văn phòng thường xuyên uống

Hạnh Trà cam kết sản phẩm trà shan tuyết hoàn toàn organic nguyên chất 5 không: 

1. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có thuốc bảo về thực vật

2. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có chất bảo quản

3. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có chất tạo mùi 

4. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có phẩm màu

5. Trà shan tuyết Hạnh Trà không hóa chất

Video về quy trình sản xuất chè shan tuyết của Hạnh Trà:

trà shan tuyết cổ thụ

trà shan tuyết cổ thụ

Các sản phẩm trà shan tuyết của Hạnh Trà được tỉ mỉ kỹ càng, nâng niu từ khâu chăm sóc, hái trà đến đóng gói đều làm thủ công 100% và tuyệt nhiên an toàn. Để hái được những búp trà shan ngon, bà con phải tìm những cây trà cổ thụ lâu năm nhiều tuổi, cao lớn nên việc hái trà gặp rất nhiều khó khăn, người dân phải bắt thang lên tận những cành cao, có cành hơn 10m. Bởi những búp trà ngon thường là những búp mọc trên ngọn cây, những búp trà xanh mướp, chứa đựng nhiều nhất tinh tú của trời đất.

Nếu bạn đang cần mua sản phẩm trà shan tuyết ngon, hoàn toàn tự nhiên, muốn trải nghiệm những phẩm trà cao cấp vẹn nguyên tinh khí của đất trời, hãy liên hệ với Hạnh Trà nhé.