Nguồn hương và quy trình dệt hương cho trà shan tuyết ngon

1. Tìm hiểu dệt hương cho trà là gì?

Dệt hương là công việc tạo điều kiện thúc đẩy quá trình nhiễm hương từ một nguồn đã chọn (như: sen, nhài, ngâu, sói, gừng,…) vào trà, sau quá trình dệt, trà sẽ mang thêm hương từ nguồn mà chúng ta lựa chọn.

Chiếu theo định nghĩa như vậy, ta có thể hình dung ra rằng, bất cứ một nguồn mang hương nào đều có thể trở thành nguồn tán hương để dệt vào trà, điều duy nhất ta cần lưu ý, đấy là tác động của nguồn hương ấy lên cơ thể người có hại hay không, nếu không gây hại, ta có thể dùng.

Dưới đây là những kiến thức còn hạn chế của Hạnh Trà có được về việc dệt hương cho trà, mong các trà hữu đóng góp để chúng ta có nhiều hiểu biết hơn về trà một cách đúng đắn.

2. Các nhóm nguồn hương và đặc tính

Bây giờ ta sẽ phân tích mấy nhóm nguồn hương với những đặc tính riêng sau: có hai tuyến tính cho đặc tính nguồn hương đó là tính thảo – tính mộc và hương nổi – hương chìm. Hạnh Trà xin trình bày thật gọn theo cách phân thành các nguồn hương với đặc tính phát tán hương tự nhiên hoặc phải cưỡng bức để phát tán hương.

Nguồn hương và quy trình dệt hương cho trà ngon

 

a. Nguồn hương tính mộc cho trà

Trong quá trình làm trà, các nghệ nhân trà đã thử dùng những nguồn hương như gừng, quế, hồi,… để dệt cho trà, kết quả thu được là rất tuyệt, hương thơm phát tiết từ nguồn này, thường cho ta cảm giác trầm ấm rất dễ chịu. Trong một số trường hợp trúc trắc của cơ thể, hương thơm từ nguồn này có thể xoa dịu đôi phần, ví như khi cơ thể đang bị lạnh, một chén trà nóng có hương gừng sẽ rất tuyệt. Nó cũng là nguồn hương dễ tham gia vào các bữa tiệc, ví như trong một bữa tiệc chúng ta có dùng nhiều nguyên liệu lạnh như hải sản thì trà gừng hay trà hương quế sẽ “như cậu mợ” với đồ ăn. Ngoài những đặc tính tuyệt vời đó thì nguồn hương này là nguồn hương bền, hầu như nó không trở thành nguyên nhân khiến trà bị hỏng nếu trong quá trình dệt có gì sai sót về kỹ thuật, nó cũng là nguồn hương vững, khả năng nhiễm và lưu của hương rất cao vì thế sau khi đã có trà dệt hương thì việc lưu giữ cũng rất dễ dàng.

b. Nguồn hương tính thảo cho trà

Hầu như, cho đến thời điểm này, trà dệt hương của chúng ta lấy hương từ nguồn này (ví như: nhài, sen, lan…) đây là nguồn hương mà trong tự nhiên có chức năng quyến dụ côn trùng tới lấy mật và qua quá trình đó sẽ thụ phấn cho hoa, hoặc, động vật tới ăn quả đồng thời mang theo hạt giống giúp thực vật di thực và phát tán giống loài. Vì đặc tính nguyên thủy đó mà hương từ nguồn này thường rất sôi nổi và nồng nàn, hiềm một nỗi, cái gì sôi nổi cũng khó ở đâu được lâu, và đó là một trong những đặc tính của hương từ nguồn này, tôi gọi đấy là “hương nổi”, nó dễ nhiễm vào trà và cũng dễ rời bỏ trà. Ngoài ra, nguồn mang hương này thường có cấu trúc thực vật mong manh và thủy phần rất cao, nguồn này cũng thường là phần dồi dào dưỡng chất đối với vi sinh vật và động vật, thành thử trong quá trình dệt nó dễ thành tác nhân gây hỏng trà (ví như: ung thối, mốc), một trong những điểm cần lưu ý là sự dễ dãi đối với việc lựa chọn trong nguồn hương này, nó có thể là một mùi thơm tuyệt vời khi thoảng qua cánh mũi, và thực tế trong cuộc sống, chúng ta thường chết vì mồm nhiều hơn là vì mũi, đó cũng là lý do làm ta chủ quan có kế thừa.

Nguồn hương và quy trình dệt hương cho trà ngon

 

c. Nguồn hương phát tán tự nhiên cho trà

Khi quan sát quanh mình, ta thấy hầu như các loài hoa sẽ tự tỏa hương, bởi chức năng của hương hoa là xua đuổi hoặc quyến dụ côn trùng, với nguồn hương này ta sẽ nương theo các đặc tính thực vật của nguồn hương và các pha của nguồn hương, tôi chia thành ba pha: ngậm hương, tán hương, phai hương. Nguyên tắc chính trong việc dệt hương cho trà từ nguồn này là ĐÓN ĐƯỢC PHA TÁN HƯƠNG của nguồn hương (trong phần hướng dẫn chi tiết tôi sẽ chỉ ra từng pha của từng nguồn hương). Cái dễ trong việc dệt hương cho trà từ nguồn này là chúng ta không cần lo đến việc tách hương từ nguồn hương, nhưng có một vấn đề rất cần được lưu ý, đấy là độ bền thực vật của nguồn hương, ví như hoa nhài, hoa bưởi, hoa sen… các loài hoa hầu như có hàm lượng nước rất cao, và độ bền của các thành phần thực vật ở nguồn hương này khá yếu, chúng có thể hỏng trong vòng 24-48 giờ (thối, ủng, dập nát,…) thậm chí, ở điều kiện không tốt, chúng có thể hỏng trong vòng 12 giờ. 

Vì đặc tính đó, việc dệt hương từ nguồn này rất cần lưu tâm đến điều kiện môi trường dệt hương, nguồn hương tỏa được mạnh mẽ và tươi mới hay không phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường diễn ra quá trình dệt hương (tôi sẽ đề cập trong từng bài hướng dẫn). Một vấn đề nữa tôi coi là tối quan trọng trong việc lựa chọn nguồn hương này, đấy là độc tính của hương, nguồn hương phát tán tự nhiên chủ yếu là các loài hoa, chức năng của hương ở hoa là quyến dụ hoặc xua đuổi côn trùng như đã nói ở trên, chính vì thế, trong hương hoa có thể đồng thời có chất quyến dụ một số loại côn trùng, nhưng lại cũng có thể mang cả độc tính để xua đuổi một số loại côn trùng khác.

Một loài hoa có thể mang hương thơm rất tuyệt vời, khi ngửi thoáng qua ta thấy hầu như không có tác động đến cơ thể, xong câu chuyện sẽ khác đi khi ngửi với hàm lượng lớn hơn. Ví như hoa thủy tiên, một trong những loài hoa trứ danh gắn với giới quý tộc sành ăn sành chơi ở chốn Hà Thành những ngày tháng cuối của thời kỳ phong kiến. Khi hương hoa thủy tiên thoảng qua cánh mũi, ta cảm giác như là hương thơm y phục của nữ nhân kiều diễm vừa rảo bước đâu đây còn vương lại, nhưng hiềm một nỗi, trong hương thơm ấy có độc tính, khả năng gây kích ứng niêm mạc và váng đầu óc thể nhẹ hoàn toàn có thể xảy ra trên cơ thể chúng ta khi uống trà có dệt thứ hương thơm ấy.

Chính vì vậy, xin khuyến cáo tuyệt đối không tùy tiện lựa chọn nguồn hương khi chưa biết chắc đặc tính của nguồn hương ấy.

 

 

d. Nguồn hương phát tán cưỡng bức cho trà

Đây là nguồn hương khá thú vị, nhưng hầu như chưa được sử dụng trong việc dệt hương cho trà ở Việt Nam ta, nguồn hương này thường là gỗ, củ, quả hoặc các nguồn phát tán tự nhiên đã chế biến, như hoa khô, quả khô,… Nhóm này gọi là “phát tán hương cưỡng bức” bởi lẽ, hầu như nguồn này nếu không có tác động từ bên ngoài thì hương thơm phát tán rất yếu, khi có tác động thì hương thơm sẽ phát tán với cường độ mạnh hơn. Khi đã phải sử dụng một phương pháp tác động từ bên ngoài thì sẽ luôn khiến cho tính chất của hương và nội chất của nguồn hương thay đổi. Sự thay đổi này có thể tạo ra một hiệu ứng hay ở hương thơm xong cũng có thể tạo ra hiệu ứng xấu, ví như khi dệt hương gừng vào trà, tôi thường phải dùng nhiệt để cưỡng bức gừng phát hương theo hơi nước, với cách làm này, nếu kiểm soát nhiệt lượng và thời gian không tốt, nó có thể làm gừng chín, làm trà hỏng, và kết quả là hương gừng cũng như vị trà biến đổi xấu đi hoặc tốt lên. Bởi vậy, khi lựa chọn một phương pháp cưỡng bức, ta luôn cần truy xét đến tác động làm thay đổi hương vị của nó lên đối tượng làm việc của ta. Rất may, nguồn hương này ở dạng tươi khá ít, hầu như ta có thể sử dụng nguồn hương khô như quế, hồi, hoa khô,… đối với nguồn hương khô thì công việc trở nên đơn giản và an toàn hơn rất nhiều, chúng khó trở thành tác nhân gây hư hỏng ở trà, hương thơm từ nguồn này cũng thường khá an toàn, không phải vì trong tự nhiên nó vốn an toàn, mà khi chúng đã được lựa chọn, chế biến (khô), để phục vụ vào công việc chế thuốc hoặc chế biến món ăn thì tính an toàn của nó gần như đã được kiểm chứng.

3. Quy trình tổng quan dệt hương cho trà

Bước 1: Vào hương: nhằm phối trộn nguồn hương cho trà

Bước 2: Ủ hương: tạo điều kiện để trà nhiễm hương

Bước 3: Tách hương: loại bỏ nguồn hương ra khỏi trà

Bước 4: Kiểm hương: nếu thấy thiếu hương quay lại làm từ bước 1. Nếu đủ hương chuyển sang bước 5

Bước 5: Ủ ẩm: tạo điều kiện để hương thấm sâu vào cánh trà

Bước 6: Sấy: loại bỏ nước thẩm thấu vào trà từ nguồn hương tươi

Bước 7: Ủ nhuận: tạo sự ổn định cho hương vị trà

Nguồn hương và quy trình dệt hương cho trà ngon

 

 

_ Bài viết có tham khảo tư liệu từ Nghệ nhân trà Nguyễn Việt Bắc_ 

 

Địa chỉ mua trà shan tuyết ngon, trà shan tuyết sạch tại Hà  Nội và Hồ Chí Minh

Chúng ta có thể thấy rằng, việc chọn trà cần tìm hiểu nguồn gốc sản phẩm rõ ràng, uy tín từ các đơn vị kinh doanh sản xuất trà có chất lượng đạt tiêu chuẩn kiểm duyệt khắt khe. Hạnh Trà xin chia sẻ đến các bạn một số thông tin về tiêu chuẩn HACCP – FAO – tiêu chuẩn chất lượng được luật pháp Quốc Tế chấp nhận.

Và Hạnh Trà là đơn vị có phẩm trà shan tuyết đạt tiêu chuẩn HACCP – FAO theo TCVN 5603:2008

trà shan tuyết cổ thụ

 

HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn cho đối tượng tiêu dùng. HACCP – FAO được thực hiện trên toàn thế giới và áp dụng cho tất cả ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống. Ngoài ra, hệ thống này cũng được áp dụng cho các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như cho sản phẩm mới.

Chứng nhận HACCP – FAO của các phẩm trà shan tuyết Hạnh Trà không chỉ đơn thuần là phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn mà còn là công cụ đảm bảo các điều kiện tiên quyết như: Quy phạm thực hành sản xuất tốt tiêu chuẩn GMP, quy phạm thực hành vệ sinh tốt tiêu chuẩn SSOP cùng các tiêu chuẩn cần thiết khác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

trà shan tuyết cổ thụ

 

Các sản phẩm trà shan tuyết của Hạnh Trà được tỉ mỉ kỹ càng, nâng niu từ khâu chăm sóc, hái trà đến đóng gói đều làm thủ công 100% và tuyệt nhiên an toàn. Để hái được những búp trà shan ngon, bà con phải tìm những cây trà cổ thụ lâu năm nhiều tuổi, cao lớn nên việc hái trà gặp rất nhiều khó khăn, người dân phải bắt thang lên tận những cành cao, có cành hơn 10m. Bởi những búp trà ngon thường là những búp mọc trên ngọn cây, những búp trà xanh mướp, chứa đựng nhiều nhất tinh tú của trời đất

trà để qua đêm có uống được không

trà để qua đêm có uống được không

 

 

Nếu bạn đang cần mua sản phẩm trà shan tuyết sạch, trà shan tuyết ngon, hoàn toàn tự nhiên, muốn trải nghiệm những phẩm trà cao cấp vẹn nguyên tinh khí của đất trời, hãy liên hệ với Hạnh Trà nhé.