Người Việt uống trà xưa và nay có gì khác nhau?

Uống trà hay thưởng trà là nét văn hóa có truyền thống từ lâu của người Việt. Trải qua nhiều thời gian, thăng trầm của lịch sử của chúng ta theo đó là sự giao thoa thay đổi về văn hoá qua hàng ngàn năm đô hộ hoặc hàng trăm năm Pháp thuộc. Thì cho đến nay đến nay, uống trà vẫn mang vẻ đẹp của riêng, vừa phản ánh tinh thần người Việt cởi mở, giao thoa, phù hợp với đời sống hiện đại, tiện nghi đồng thời vẫn thể hiện được triết lý sống đầy bản sắc riêng của ông cha ta.

Văn hóa uống trà ngày nay chính là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại

UỐNG TRÀ XƯA

Trước đây, trà là thức uống đắt tiền, đồng thời để thưởng trà phải đi đôi với những yêu cầu về trà cụ (dụng cụ pha trà), không gian thưởng trà (trà thất) tốn nhiều chi phí vì vậy. Uống trà chỉ dùng trong tầng lớp danh gia vọng tộc, cao sang quyền quý còn với người bình dân chỉ có nấu lá trà xanh.
Trong nghi lễ uống trà, người mời trà phải có tác phong cung kính lễ phép, khiêm tốn, kính trọng và lịch lãm. Thậm chí cách mời trà cũng trở thành thước đo để đánh giá người mời trà có phẩm hạnh và học thức như thế nào.
 
Tác phong mời trà để đánh giá thái độ phẩm hạnh người mời

Để thưởng thức trà của người Việt xưa, người uống thường đưa nhẹ nhàng chén trà lên và nhẹ nhàng thưởng thức hương trà, sau đó sẽ nhấp từng ngụm và cảm nhận hương vị của trà. 
Trà ngon hay chưa ngon chính là cách  mà người được mời đánh giá sự chân thành, tình cảm của người pha, người mời.

 

Người Việt uống trà xưa và nay có gì khác nhau?

Ly trà từ xa xưa đã góp mặt trong mọi hoạt động của con người trong xã hội. Những hàng quán, trong gia đình, nơi cưới hỏi, cỗ kỵ… chỗ nào cũng có ly trà để mở đầu cho câu chuyện.

Trà có thể được uống một mình, gọi là nhất ẩm (độc ẩm), là lúc người ta nhâm nhi chiêm nghiệm, hoặc ngâm thơ sáng tác. Trà được uống cùng lúc hai người thì gọi là song ẩm. Nếu nhiều người cùng thưởng trà và đàm đạo thì đó là quần ẩm. 

Vậy nên người Việt có câu: Nhất thuỷ, nhì trà, tam pha, tứ ấm, ngũ quần anh.

Người Việt uống trà xưa và nay có gì khác nhau?

Như các nhà nho xưa, ngồi đàm đạo, nói chuyện cầm kỳ thi họa và tận hưởng những thú vui tao nhã trên đời. Chính bởi vậy mà đôi khi, tách trà khiến người xưa gợi nhớ cố nhân, những người bạn tâm giao, tri âm tri kỷ, về những mối lương duyên gặp gỡ rồi về sau cách biệt trùng trùng.

Người Việt uống trà rất phóng khoáng, cởi mở và không theo một chuẩn mực, quy định nào. Điều này thể hiện trong văn hóa pha trà, cách ứng xử của người pha trà, đầy tính thông minh, sáng tạo.
Người pha trà Việt đã thực sự mang sự sáng tạo ấy lên một tầm nghệ thuật, rất ngẫu hứng và bình dị. Khác với cách người Trung Quốc, Hàn Quốc uống trà và càng không giống với trà đạo của Nhật Bản. Việt Nam chúng ta không xem uống trà là “đạo”, mà đó là nghệ thuật, một nghệ thuật thưởng trà, một triết lý sống qua việc thưởng trà.

Xa xưa, trong các nhà hoàng tộc, vua chúa phải dành rất nhiều công phu, chắt lọc từng giọt sương mai trên các lá sen khi mặt trời chưa lên cao. Còn ông cha ta thường sử dụng nước mưa để giúp ly trà vị ngọt thanh, sau khi uống và trên hết giúp trà thể hiện được hương vị đầy đủ tròn trịa nhất.

Kinh nghiệm pha trà cũng tùy vào cách riêng và kinh nghiệm của từng người. Cũng như việc chọn ấm pha trà là tùy vào loại trà có nguyên liệu từ đâu. Ấm trà trước khi cho trà vào pha phải được tráng qua bằng nước sôi cho giữ nhiệt. Sau đó, cho trà vào, đổ nước sôi, đậy kín ấm, lại tiếp tục rót nước nóng từ trên xuống phía bên ngoài để giữ hơi và từng cánh trà được ngấm đều.

 Người Việt uống trà xưa và nay có gì khác nhau?

Người xưa uống trà cũng tỉ mỉ trong từng thao tác

Người Việt uống trà nhiều và hiểu về trà thì không ướp hương. Việc ướp hương sẽ làm át đi hương thơm tự nhiên của trà. Nhưng hiện nay, nhu cầu sử dụng trà phổ biến, rộng rãi, và nhu cầu của con người đa dạng nên việc ướp hương trà được các nhà sản xuất áp dụng để giữ hương được lâu, nhằm gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, với những người am hiểu trà, trà nào ướp hương hay không ướp hương, họ nhận ra ngay.

UỐNG TRÀ TỪ THỜI NAY

Ngày nay, ly trà có mặt ở khắp mọi nơi trong đời sống người Việt. Chúng ta có thể tìm thấy trà trong bất kỳ hoạt động sống nào của người Việt, đồng thời cũng thấy trà ở bất cứ nơi đâu. Từ trên vỉa hè các ly trà đá, các chén trà nóng của các cô các bác bán quán trà ven đường tới những quán trà với không gian thưởng trà lý tưởng hay các trà thất của những người sành trà.
Không chỉ ở những nơi trang trọng như cưới hỏi, cỗ kỵ, những cuộc gặp gỡ long trọng nữa, mà trà có mặt ở mọi nơi, những tiệm ăn bình thường, trà cũng là thói quen hằng ngày, chăm sóc sức khỏe của mọi người. Việc uống trà được “đơn giản hóa” đi rất nhiều.

Người Việt uống trà xưa và nay có gì khác nhau?

Pha trà khi đậm, khi loãng, tùy sở thích của mỗi người. Có người pha đậm để thưởng thức từng ngụm chậm rãi. Có người pha loãng và thêm đá để giải khát ngày hè, tất cả đều là uống trà. 

Có những người sành trà thì có hẳn một trà thất riêng để thưởng trà và mời người thân và bạn bè. Họ trang trí, bày biện đầy đủ cho trà thất của mình có đủ âm dương và ngũ hành. Có người thì đơn giản một ấm, vài cái ly đã có một buổi thưởng trà. 

trà shan tuyết cổ thụ

Dù là hình thức nào đi chăng nữa, dù cầu kỳ hay đơn giản, dù tỉ mỉ hay đơn giản thì trà vẫn thực hiện chức năng đầu tiên, đó là một thức uống, sau đó gắn kết mọi người với nhau trong những câu chuyện được đàm đạo quanh những ly trà. Trà là một thành phần kết nối, giao lưu con người với con người, giúp câu chuyện giữa con người được nồng ấm, thấm đượm tình thân ái yêu thương. 

Vì vậy trên hết hãy để trà là một phần giúp con người được kết nối với nhau, giúp con người hiểu nhau hoặc khi tự nhâm nhi một ly trà bạn có thể tự sự và hiểu chính mình. Những phút giây kết nối, những phút giây con người được giao hoà, được chia sẻ thì cung là lúc con người được nghỉ ngơi, thư giãn, tìm lại về với chính mình tìm kiếm những phút giây bình an, an lạc, hạnh phúc. 

Hạnh Trà sẽ luôn là người bạn cùng quý vị trong nhưng phút giây đó

Địa chỉ mua trà shan tuyết cao cấp uy tín tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Bất kỳ loại trà nào cũng vậy đều có mùi hương đặc trưng rất riêng của nó và khi nói đến trà cổ thụ phải nói đến hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc thân yêu. Trà shan tuyết cổ thụ có rất nhiều hợp chất rất tốt cho sức khỏe, như các vitamin: A,B,C,P,… chất caffein (lưu ý cho việc uống trà có chừng mực), chất này vừa có lợi cũng vừa có hại nếu bạn uống trà quá nhiều trong một ngày. Cho nên trà sẽ thực sự bổ dưỡng nếu bạn biết cách uống trà hiệu quả.

 

 

trà shan tuyết cổ thụ

Nói đến chè shan tuyết cổ thụ người ta thường nhắc đến 4 cụm từ: Nguyên chất – Thủ công – Ngon & Giá trị dinh dưỡng cao và tất nhiên sản phẩm trà shan tuyết cổ thụ do Hạnh Trà cung cấp mang lại cho bạn 4 điều tuyệt vời ấy.

Mách bạn loại trà shan tuyết nhân viên văn phòng thường xuyên uống

 

Hạnh Trà cam kết sản phẩm trà shan tuyết hoàn toàn organic nguyên chất 5 Không: 

1. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có thuốc bảo về thực vật

2. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có chất bảo quản

3. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có chất tạo mùi 

4. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có phẩm màu

5. Trà shan tuyết Hạnh Trà không hóa chất

trà shan tuyết cổ thụ

trà shan tuyết cổ thụ

trà shan tuyết cổ thụ

Các sản phẩm trà shan tuyết của Hạnh Trà được tỉ mỉ kỹ càng, nâng niu từ khâu chăm sóc, hái trà đến đóng gói đều làm thủ công 100% và tuyệt nhiên an toàn. Để hái được những búp trà shan ngon, bà con phải tìm những cây trà cổ thụ lâu năm nhiều tuổi, cao lớn nên việc hái trà gặp rất nhiều khó khăn, người dân phải bắt thang lên tận những cành cao, có cành hơn 10m. Bởi những búp trà ngon thường là những búp mọc trên ngọn cây, những búp trà xanh mướp, chứa đựng nhiều nhất tinh tú của trời đất.

Nếu bạn đang cần mua sản phẩm trà shan tuyết ngon, hoàn toàn tự nhiên, muốn trải nghiệm những phẩm trà cao cấp vẹn nguyên tinh khí của đất trời, hãy liên hệ với Hạnh Trà nhé.