Kỹ thuật trồng chăm sóc và thu hoạch chè

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH CHÈ

Technical procedure for Tea production

10TCN tiêu chuẩn ngành

10TCN 446 2000

Cơ quan biên soạn: Viện Nghiên cứu Chè.

Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học, Công nghệ và Chất lượng Sản phẩm – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cơ quan xét duyệt ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quyết định ban hành: Số:        /QĐ-BNN-KH ngày       tháng      năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

1. Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này áp dụng cho toàn bộ diện tích chè trồng mới bằng cây giâm cành  và diện tích chè kinh doanh trong cả nước.

2. Quy trình kỹ thuật.

 2.1- Điều kiện sinh thái

  2.1.1-Khí hậu.

– Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm: 18 – 23o C.

– Độ ẩm không khí trung bình hàng năm: trên 80%.

– Lượng mưa hàng năm: trên 1.200 mm.
  2.1.2- Đất đai:

– Đất có tầng dày canh tác 50 cm trở lên, kết cấu tơi xốp.

– Mạch nước ngầm ở sâu dưới mặt đất từ 100 cm trở lên.

– Độ pHKCL từ 4,0 – 6,0, tỷ lệ mùn tổng số 2,0% trở lên.

– Độ dốc bình quân đồi không quá 25o.

2.2-Thiết kế đồi nương.

 2.2.1-  Thiết kế đồi, hàng chè:

– Thiết kế từng đồi phải nằm trong thiết kế tổng thể chung toàn vùng.

– Thiết kế đồng bộ ngay từ đầu hệ thống đường, các công trình phụ trợ cây phân xanh, g, chắn gió; Những nơi thuận lợi cần làm đập, hồ chứa nước chân đồi, bể chứa nước, hệ thống tưới nước, hố ủ phân trên đồi.

– Thiết kế hàng:

+ Nơi đồi có độ dốc bình quân 6o trở xuống (cục bộ có thể tới 8o): Thiết kế hàng chè thẳng theo hàng dài nhất, song song với đường bình độ chính, hàng cụt xếp ở bìa lô.

+ Nơi đồi có độ dốc bình quân trên 6o: Thiết kế hàng theo đường đồng mức, hàng cụt xếp xen kẽ và tập trung thành nhóm số chẵn.

 2.2.2-  Hệ thống đường:

Kỹ thuật trồng chăm sóc và thu hoạch chè

 

 2.2.3- Thiết kế hạng mục phụ trợ.

– Có đai rừng chắn vuông góc với hướng gió chính. Cứ cách 200 – 500 mét có một đai rộng 5 – 10 mét, có kết cấu thoáng. Nơi thuận lợi thì bố trí thêm đai rừng vành chân và đỉnh đồi.

– Cứ 5 – 10 ha có một lán trú mưa, nắng. Cứ 3 – 5 ha có một bể chìm chứa nước 3 – 5 m3, bình quân 1 m3 nước / ha cho phun thuốc . Cứ 2 – 3 ha có một hố ủ phân hữu cơ tại chỗ, dung tích chứa 8 – 10 m3/ đợt ủ.

2.3- Kỹ thuật gieo trồng.

 2.3.1- Làm đất.

Việc làm đất trồng chè phải đạt yêu cầu sâu, sạch, ải, vùi lớp đất mặt có nhiều hạt cỏ xuống dưới, san ủi những điểm dốc cục bộ.

a) Làm đất theo cách cày sâu toàn bộ bề mặt sâu 20 – 25 cm, bừa san. Trường hợp không cày toàn bộ bề mặt cũng phải đào rãnh trồng. Đào rãnh hàng trồng chè sâu 40 – 45 cm, rộng 50 – 60 cm. Lấp đất mặt xuống dưới, lấp đất cái lên trên cách mặt đất 5 – 10 cm.

b) Thời vụ làm đất: Làm đất vào thời gian ít mưa (dưới 150 mm / tháng) tránh xói mòn.

– Tháng 9 – 11 đối với loại đất mới, nhiều mùn, khai hoang xong trồng ngay.

– Tháng 11 – 3 đối với loại đất phục hoang, đất xấu, trồng một vụ cây phân xanh cải tạo đất.

 2.3.2- Giống chè.

 2.3.2.1- Trồng các giống chè đã được khảo nghiệm thích hợp vùng:

– Vùng thấp ( độ cao dưới 100m): Nhân trồng giống PH1, LDP1, LDP2 và Trung Du chọn lọc, giâm cành.

– Vùng giữa : Phân vùng có độ cao 100 – 500 m trồng các giống LDP1, LDP2, và Shan chọn lọc giâm cành. Phân vùng có độ cao 500 – 1000m trồng giống Shan chọn lọc,TRI 777 giâm cành.

– Vùng cao (hơn 1000m): Trồng giống Shan chọn lọc tại chỗ.

 2.3.2.2- Trồng chè bầu cây đảm bảo đúng tiêu chuẩn:

Chè giâm cành: Cây sinh trưởng trong vườn ươm từ 8 – 12 tháng tuổi. Mầm cây cao từ 20 cm trở lên, có 6 – 8 lá thật, đường kính mầm sát gốc từ 4 – 5 mm trở lên, vỏ phía gốc màu đỏ nâu, phía ngọn xanh thẫm. Lá chè to, dày, xanh đậm, bóng láng, không có nụ hoa.

 2.3.3- Thời vụ trồng.

 Thời vụ giâm cành: Phía Bắc tháng 1 – 2 và tháng 7 – 8; Phía Nam tháng 2 – 3 và tháng 5- 7.

 Thời vụ trồng bầu cây: Phía Bắc tháng 1 – 3 và tháng 8 – 9; Phía Nam tháng 2 – 4 và tháng 6 – 7 khi đất đủ ẩm.

 2.3.4- Trồng cây chè.

Đất trồng chè phải được cày vùi phân xanh trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Khi trồng thì bổ hố hay cày rạch sâu 20 – 25 cm theo rãnh hàng đã được đào để trồng bầu cây.

 2.3.4.1- Khoảng cách trồng:

– Nơi dốc dưới 15o: Hàng cách hàng 1,4 – 1,5 m, cây cách cây 0,4 – 0,5 m.

– Nơi dốc trên 15o : Hàng cách hàng 1,2 – 1,3 m, cây cách cây 0,3 – 0,4 m.

 2.3.4.2- Trồng cây sau khi đã bỏ túi bầu. Đặt bầu vào hố hay rạch, lấp đất, nén đất đều xung quanh bầu, lấp phủ lớp đất tơi trên vết cắt hom 1 – 2 cm, đặt mầm cây theo một hướng xuôi chiều gió chính.

Trồng xong tủ cỏ, rác hai bên hàng chè hay hốc trồng dày 8 – 10 cm, rộng 20 – 30 cm mỗi bên. Loại cỏ , rác dùng để tủ là phần không có khả năng tái sinh.

 2.3.4.3- Trồng cây phân xanh, che bóng: Cây phân xanh là các loại cây có khả năng cải tạo đất, làm phân bón tăng chất dinh dưỡng cho cây chè, tốt nhất là các cây họ đậu.

Thời vụ gieo: Từ tháng 1 – 4 hàng năm, ngay sau khi làm đất, trồng chè.

Cách gieo: Cây hàng năm gieo giữa hàng, mật độ tuỳ theo loại cây, cách gốc chè ít nhất 40 cm về mỗi bên. Cây phân xanh lưu niên 2 – 4 năm (các loại muồng, cốt khí) kiêm che bóng tạm được gieo theo cụm một đường giữa hai hàng chè, khoảng cách tâm cụm 30 – 40 cm, mỗi cụm đường kính 3 – 5 cm.

Cây bóng mát bộ đậu, thân gỗ, tán thưa, rộng, không tranh chấp nước với cây chè về mùa đông, được trồng cùng hàng hay giữa hai hàng chè, mật độ từ 150 – 250 cây/ha, trồng bằng cây ươm bầu, đảm bảo che bóng 30 – 50 % ánh sáng mặt trời.

 2.4- Kỹ thuật chăm sóc:

  2.4.1- Giặm cây con.

Nương chè phải được trồng giặm cây con ngay từ năm đầu sau trồng vào những chỗ mất khoảng. Bầu cây con đem giặm có cùng tuổi cây trồng trên nương, đã được dự phòng 10%.

Bón thêm mỗi cây 1,0 kg phân chuồng tốt trước trồng giặm.

Trồng giặm vào ngày râm mát, mưa nhỏ hoặc sau mưa to.

Giặm chè cần được tiến hành liên tục trong thời kỳ nương chè kiến thiết cơ bản (2 – 3 năm), đảm bảo nương chè đông đặc, đồng đều. Trồng giặm tốt nhất vào thời vụ Xuân sớm (tháng 1 – 2), mưa nhỏ, đất vừa ẩm.

Đối với nương chè tuổi lớn mất khoảng tiến hành trồng giặm cây con 14 – 16 tháng tuổi, chiều cao 35 – 40 cm sau khi bấm ngọn. Kích thước bầu lớn 25 x 12 cm, bầu đất được đóng với  tỷ lệ 3 phần đất + 1 phần phân hữu cơ hoai mục đã được ủ với phân lân.

Thời vụ giặm từ tháng 8 – 10 ( phía Bắc), tháng 9 – 11 (phía Nam) vào cuối mùa mưa khi đất đủ ẩm.

  2.4.2- Bón phân.

   2.4.2.1- Bón lót trước khi trồng: Sau khi đào rãnh hàng xong bón lót phân hữu cơ 20 – 30 tấn / ha và 100 – 150 kg P2O5 kg/ha, trộn phân vào đất trồng.

   2.4.2.2- Bón phân cho mỗi ha chè kiến thiết cơ bản (2 – 3 năm sau trồng) theo bảng sau:

Kỹ thuật trồng chăm sóc và thu hoạch chè

 2.4.2.3- Bón phân cho mỗi ha chè kinh doanh theo bảng sau:

Kỹ thuật trồng chăm sóc và thu hoạch chè

2.4.2.5- Bón phân cho chè phục hồi.

Nương chè tuổi lớn, mất khoảng dưới 40% cần tiến hành phục hồi.

Đào rãnh hay hố trồng giặm rộng 40 cm, sâu 30cm, bón phân hữu cơ lượng 2,5 – 3,0 kg/ gốc, trộn đất lấp kín trước khi giặm ít nhất 1 tháng.

Những điểm mất khoảng liên tục, tiến hành gieo cây phân xanh, bổ sung cây bóng mát như chè KTCB trên đất phục hoang.

Bón phân cho 1 ha cụ thể như sau:

 

Kỹ thuật trồng chăm sóc và thu hoạch chè

 2.4.3- Phòng trừ cỏ dại.

 2.4.3.1- Đối với chè kiến thiết cơ bản:

Xới cỏ, đảm bảo cỏ sạch quanh năm trên hàng chè.

Riêng chè 1 tuổi cần nhổ cỏ tay ở gốc chè để bảo vệ được cây chè. Giữa hàng trồng xen cây phân xanh, đậu đỗ, hoặc bừa xới sạch cỏ.

Vụ Xuân (tháng 1 – 2) và vụ Thu (tháng 8 – 9) xới sạch toàn bộ diện tích 1 lần/vụ.

Trong năm xới gốc 2 – 3 lần, rộng 30 – 40 cm về hai bên hàng chè.

 2.4.3.2- Đối với chè kinh doanh:

– Vụ Đông Xuân: Xới sạch cỏ dại, cây giữa hàng hoặc phay sâu 10 cm, lấp phân hữu cơ và cành lá già sau khi đốn, nếu hạn không cày được thì xới sạch toàn bộ.

– Vụ Hè Thu: Đào gốc cây dại, phát luổng hoặc xới cỏ gốc giữa hàng, bừa 3 – 4 lần hoặc phay sâu 5 cm.

Đồi chè được tủ cỏ, rác kín đất trong vụ Đông Xuân thì bớt các khâu làm cỏ trong vụ Hè Thu.

 2.4.3.3- Đối với vườn chè nuôi hom giống:

– Vụ Đông Xuân: Xới sạch cỏ gốc, cày bừa giữa hàng để làm sạch cỏ.

– Vụ Hè Thu: Xới cỏ kết hợp bón phân, phát cỏ dại trong nương chè và bìa lô.

 2.4.3.4- Đối với chè phục hồi:

– Vụ Đông Xuân: Xới sạch cỏ trên toàn bộ diện tích.

– Vụ Hè Thu: Đánh gốc cây dại, phát cỏ ven đường, luổng cỏ gốc.

 2.4.4- Phòng trừ sâu, bệnh.

Phòng trừ sâu, bệnh hại chè bằng biện pháp tổng hợp đảm bảo hợp lý về kinh tế và bền vững dựa trên sự phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống và hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất trong môi trường.

Phải kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm để tập trung phòng trừ. Các biện pháp phòng trừ cụ thể:

– Biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh.

– Biện pháp sinh học, sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè. Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích, cân bằng sinh thái trên nương chè.

– Biện pháp hoá học:

Không phun thuốc theo định kỳ.

Phun thuốc theo điều tra dự tính, dự báo khi có sâu non hoặc khi chè mới bị bệnh.

Dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng dùng đối với các đối tượng sâu, bệnh hại. Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10 – 15 ngày mới được thu hái đọt chè.

 2.4.5- Đốn chè.

 2.4.5.1- Đốn tạo hình:

Lần 1: Khi chè 2 tuổi, đốn thân chính cách mặt đất 12 – 15 cm, đốn cành cách mặt đất 30 – 35 cm.

Lần 2: Khi chè 3 tuổi, đốn cành chính cách mặt đất 30 – 35 cm, đốn cành tán cách mặt đất 40 – 45 cm.

 2.4.5.2- Đốn phớt:

Hai năm đầu, mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 5 cm. Sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3 cm, khi vết đốn dưới cùng cao 70 cm so với mặt đất thì hàng năm chỉ đốn cao thêm 1 cm so vết đốn cũ.

Tuyệt đối không cắt tỉa cành la, đảm bảo độ che phủ, khép tán trên nương.

Đối với nương chè sinh trưởng yếu, tán lá thưa mỏng, có thể áp dụng chu kỳ đốn cách năm: 1 năm đốn phớt như trên, 1 năm đốn sửa bằng tán chỉ cắt phần cành xanh.

 2.4.5.3- Đốn lửng:

Những đồi chè đã được đốn phớt nhiều năm, vết đốn cao quá 90 cm so với mặt đất, nhiều cành tăm hương, u bướu, búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 – 65 cm; hoặc chè năng suất khá nhưng cây cao quá cũng đốn lửng cách mặt đất 70 – 75 cm.

 2.4.5.4- Đốn đau: Những đồi chè được đốn lửng nhiều năm, cành nhiều mấu, cây sinh trưởng kém, năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 – 45 cm.

 2.4.5.5- Đốn trẻ lại: Những nương chè già, cằn cỗi đã được đốn đau nhiều lần, năng suất giảm nghiêm trọng thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 – 25 cm.

 2.4.5.6- Thời vụ đốn: Từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1.

– Nơi thường bị sương muối đốn muộn hơn, đốn sau đợt sương muối nặng.

– Đốn đau trước, đốn phớt sau.

– Đốn tạo hình, chè con trước, đốn chè trưởng thành sau.

Đối với vùng đảm bảo độ ẩm, hoặc có điều kiện chủ động tưới chè có thể đốn một phần diện tích vào tháng 4 – 5 sau đợt chè Xuân góp phần rải vụ thu hoạch chè.

 2.4.5.7- Cách đốn và dụng cụ đốn:

– Đốn tạo tán có mặt bằng nghiêng theo sườn dốc, không làm dập cành, sây sát vỏ.

– Đốn đau, đốn lửng, đốn tạo hình lần đầu thì dùng dao. Đốn phớt, đốn tạo hình lần 2 thì dùng kéo hoặc dao. Đốn trẻ lại, sửa cành lớn chè giống thì dùng cưa.

– Đối với các giống chè có phân cành nhiều, mật độ cành lớn, sinh trưởng đỉnh đều thì có thể áp dụng máy đốn để nâng cao năng suất lao động.

 2.4.6- Tưới chè:

Nơi có điều kiện về nguồn nước, khả năng đầu tư thì có thể tiến hành tưới cho chè khi độ ẩm đất dưới 60% sức chứa ẩm đồng ruộng (vào các tháng hạn, từ tháng 11 – 4 năm sau và các thời điểm hạn dài chính vụ quá 15 ngày).

Tưới theo phương pháp phun mưa bề mặt với vòi tưới di động hoặc cố định cho hiệu quả cao.

2.5- Thu hoạch và bảo quản.

 2.5.1- Thu hoạch.

 2.5.1.1- Hái tạo hình chè kiến thiết cơ bản:

– Đối với chè 1 tuổi: Từ tháng 10, hái bấm ngọn những cây cao 60 cm trở lên.

– Đối với chè 2 tuổi: Hái đọt trên những cây to khoẻ và cách mặt đất 50 cm trở lên.

 2.5.1.2- Hái tạo hình sau khi đốn:

– Đối với chè đốn lần 1: Đợt đầu hái cách mặt đất 40 – 45 cm, tạo thành mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc. Đợt 2 hái đọt chừa 2 lá và lá cá.

– Đối với chè đốn lần 2: Đợt đầu hái cao hơn chè đốn lần 1 từ 25 – 30 cm, các đợt sau hái chừa bình thường như ở chè đốn lần 1.

 2.5.1.3- Hái chè kinh doanh:

a)- Hái đọt và 2 – 3 lá non (xác định theo tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 1053 – 71 – 1054 – 71).

Khi trên tán có 30% số đọt đủ tiêu chuẩn thì hái, không bỏ sót, không để quá lứa, cứ 7 – 10 ngày hái 1 lứa, tận thu đọt mù xoè.

b)- Thời vụ:

Vụ Xuân (tháng 3 – 4): Hái chừa 2 lá và lá cá, tạo tán bằng. Những đọt vượt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.

 Vụ Hè Thu (tháng 5 – 10): Hái chừa 1 lá và lá cá, tạo tán bằng. Những đọt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.

 Vụ Thu Đông (tháng 11- 12): Tháng 11 hái chừa lá cá, tháng 12 hái cả lá cá.

c)- Đối với các giống chè có phân cành nhiều, mật độ cành mau, sinh trưởng đỉnh đều thì có thể áp dụng hái bằng kéo hay hái chè bằng máy để nâng cao năng suất lao động.

 2.5.1.4- Hái chè trên nương đốn trẻ lại, đốn đau thì tiến hành như đối với chè kiến thiết c bản.

 2.5.2- Bảo quản: Chè đọt tươi thu xong phải để nơi râm mát, bỏ trong sọt không nén chặt, không đựng trong bao kín, không để héo, lẫn bẩn với vật lạ, tạp chất, đưa đến nơi chế biến không quá 10 tiếng.

Địa chỉ mua trà shan tuyết uy tín tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Hạnh Trà là thương hiệu của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Phẩm Thiên Nhiên, ra đời với sứ mệnh mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm trà shan tuyết cổ thụ sạch, an toàn từ nguồn nguyên liệu là các thảo dược tự nhiên của Việt Nam. Sản phẩm của Hạnh Trà đạt các tiêu chuẩn dược liệu sạch chất lượng cao, sử dụng hiệu quả và an toàn, góp phần nâng cao sức khoẻ và hỗ trợ phòng bệnh cho người dùng.

Bất kỳ loại trà nào cũng vậy đều có mùi hương đặc trưng rất riêng của nó và khi nói đến trà cổ thụ phải nói đến hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc thân yêu. Trà shan tuyết cổ thụ có rất nhiều hợp chất rất tốt cho sức khỏe, như các vitamin: A,B,C,P,… chất caffein (lưu ý cho việc uống trà có chừng mực), chất này vừa có lợi cũng vừa có hại nếu bạn uống trà quá nhiều trong một ngày. Cho nên trà sẽ thực sự bổ dưỡng nếu bạn biết cách uống trà hiệu quả.

trà shan tuyết cổ thụ

Nói đến chè shan tuyết cổ thụ người ta thường nhắc đến 4 cụm từ: Nguyên chất – Thủ công – Ngon – Giá trị dinh dưỡng cao và tất nhiên sản phẩm trà shan tuyết cổ thụ do Hạnh Trà cung cấp mang lại cho bạn 4 điều tuyệt vời ấy.

Mách bạn loại trà shan tuyết nhân viên văn phòng thường xuyên uống

Hạnh Trà cam kết sản phẩm trà shan tuyết hoàn toàn organic nguyên chất 5 không: 

1. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có thuốc bảo về thực vật

2. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có chất bảo quản

3. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có chất tạo mùi 

4. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có phẩm màu

5. Trà shan tuyết Hạnh Trà không hóa chất

Video về quy trình sản xuất chè shan tuyết của Hạnh Trà

trà shan tuyết cổ thụ

trà shan tuyết cổ thụ

Các sản phẩm trà shan tuyết của Hạnh Trà được tỉ mỉ kỹ càng, nâng niu từ khâu chăm sóc, hái trà đến đóng gói đều làm thủ công 100% và tuyệt nhiên an toàn. Để hái được những búp trà shan ngon, bà con phải tìm những cây trà cổ thụ lâu năm nhiều tuổi, cao lớn nên việc hái trà gặp rất nhiều khó khăn, người dân phải bắt thang lên tận những cành cao, có cành hơn 10m. Bởi những búp trà ngon thường là những búp mọc trên ngọn cây, những búp trà xanh mướp, chứa đựng nhiều nhất tinh tú của trời đất.

Nếu bạn đang cần mua sản phẩm trà shan tuyết ngon, hoàn toàn tự nhiên, muốn trải nghiệm những phẩm trà cao cấp vẹn nguyên tinh khí của đất trời, hãy liên hệ với Hạnh Trà nhé.