Nhiều năm làm nghề chè shan tuyết, Hạnh Trà luôn có 1 nỗi bận tâm làm sao để khôi phục sức sống tự nhiên của cây trà san cổ thụ đã kiệt sức? Khi chuyển đổi phương pháp thì cũng cần phải có phương pháp, làm sao để chuyển đổi hiện trạng cây trà san sang dạng sống bản năng hơn mà trong quá trình chuyển đổi nó không chết? Làm sao để đặt nền móng tái thiết sinh thái đồi trà san Hà Giang?
Hái chè là hái búp lá non (vặt ngọn) cây trà shan tuyết
Chúng ta đều biết, khi hái chè shan tuyết để làm trà shan ngon, bà con phải thu hái những lá trà non 1 tôm, 1 tôm 1 lá, 1 tôm 2 lá, 1 tôm 2 – 3 lá. Không một loài cây nào con người từng biết đến trên trái đất lại chỉ có thể sống khi phải thường xuyên vặt ngọn của nó đi. Vậy tại sao cây trà san cổ thụ Việt Nam lại phải liên tục hái búp mới sống và tiếp tục cho búp trà mới?
a. Nguồn gốc thực vật tái sinh phần nhánh hoặc búp lá
Một số thuyết cho rằng loài người nguyên thuỷ vốn là loài ăn thực vật, dù thuyết đó đúng hay sai thì những dấu vết loài ăn thực vật vẫn tồn tại trong con người, và đặc biệt, tập tính ăn thực vật vẫn là nhu cầu hàng ngày của chúng ta, khoa học đã chứng minh rất nhiều rằng thể chất và tinh thần sẽ bất ổn nếu khẩu phần ăn thiếu đi nhóm thực vật, trong khi đó khẩu phần ăn không có động vật lại có vẻ hoàn toàn ổn.
Bất cứ loài ăn thực vật nào cũng phải thu hái thành phần có thể nuôi sống mình từ trên cây xuống, quá trình ấy hé lộ loại cây có khả năng tái sinh phần thân nhánh hoặc búp lá, hoặc hoa quả khi đã bị thu hái đi. Thậm chí, chúng ta dễ dàng quan sát thấy, khi một cành dù nhỏ hay lớn lìa cây, thì ngay tại điểm đứt lìa đó, hoặc tại các nách lá gần đó, hoặc các mầm ngủ gần đó, sẽ nảy sinh mầm mới với số lượng thường là lớn hơn.
b. Con người đã ứng dụng đặc tính tái sinh đó của thực vật nhằm phục vụ nhu cầu thẩm mỹ & sinh tồn của mình
Nhiều nghệ nhân cây cảnh kể rằng, xưa kỹ thuật uốn nắn cây cảnh không dùng thép định hình như bây giờ, để chuyển hướng của một cành cây cảnh, người chơi sẽ phải cắt cành, cắt ở đâu thì người cắt phải đủ khả năng phán đoán hoặc điều tiết sinh trưởng để mầm mới nảy đúng vị trí mong muốn và theo hướng trong tạo hình cây, cứ vậy, lặp đi lặp lại rất nhiều chu kỳ mới được một cành cây cảnh uốn lượn và xù xì trông cổ kính đẹp đẽ. Phương pháp này có được là nhờ nương vào đặc tính tái sinh của cây cối.
Vẫn từ đặc tính tái sinh của cây cối, chúng ta đã ứng dụng để trồng rất nhiều các loại rau quả cho thu hoạch theo mùa, và đợi nó tái sinh vào mùa mới, hái ngọn bầu đi làm rau, ngọn mới mọc lên, hái rau muống về luộc hay xào, ngọn muống mới mọc lên,… quá nhiều các ví dụ có thể tìm thấy từ các bác nông dân hoặc các bà các chị hàng xén ngoài các chợ cóc ở phố hay chợ quê đều có.
c. Trong hiện tượng tái sinh ở cây cối có hai dạng tái sinh
1. Tái sinh sinh tồn nhằm duy trì nòi giống
2. Tái sinh sinh trưởng để cây trở nên lớn mạnh hơn
1. Cây tái sinh nhằm duy trì nòi giống
Các làng hoa cảnh, ví như nghề trồng quất cảnh, vào khoảng thời gian nằm trong kế hoạch của người trồng, họ sẽ bứng bầu cây, bỏ chăm, đợi cây nảy nụ, trong trường hợp như vậy, cây nảy nụ vô cùng nhiều, số lượng nụ có thể gấp hàng chục lần so với nụ nảy khi cây còn khoẻ mạnh, đây là dạng tái sinh sinh tồn, khi cây nhận tín hiệu chết, chúng ngay lập tức dồn hết sinh lực tập trung vào việc duy trì nòi giống, những loài cây duy trì bằng cách nảy mầm chúng sẽ nảy mầm như các loài xương rồng, loài bằng hạt sẽ nảy hoa như: cam, quất, bưởi.., loài dùng ngò sẽ đâm nhánh như: sen, mùng… Có rất nhiều ví dụ quanh ta, chỉ cần bạn để ý nhìn sẽ thấy. Sau khi cây đã nảy nụ chật cành, chủ vườn sẽ cho đắp lại bầu và chăm sóc với cường độ cao cả về công sức và lượng dưỡng chất bổ sung cho cây, nhằm cây đủ dưỡng chất để nuôi cho lượng quả nhiều bất thường, nó sẽ đào thải nếu thiếu chất, đủ chất chúng sẽ nuôi dưỡng toàn bộ quả đã đậu. Tất nhiên các loài luôn có những sự khác thường nằm ở thiểu số.
2. Cây tái sinh để trở lên mạnh mẽ hơn
Mỗi loài cây, khi cành nhánh gãy xuống, miễn không phải cây đơn thân như: cau, dừa.. thì hầu như mầm mới sẽ nảy ngay lập tức, hoặc muộn nhất là vào mùa sinh trưởng kế tiếp, những cành nhánh này nếu không bị thường xuyên vặt đi, chúng sẽ hình thành những cành lớn nhỏ, trong đấy có cành trụ và cành nhánh, đây là tái sinh sinh trưởng để cây trở nên lớn mạnh hơn.
Hai dạng tái sinh này có biểu hiện giống nhau, chúng hoán đổi hai trạng thái dựa vào mức độ tác động ngoại cảnh đến sự sống của cây.
Vấn đề vặt búp trà san cổ thụ hàng năm
Ban đầu, chúng ta nhận diện cây trà san cổ thụ này có thể dùng mà không gây hại đến sự sống mình, bằng một lý do ngẫu nhiên nào đấy, ví như đói quá ăn bừa những thứ ngọn non và lá cây trà san cổ thụ trông ngon mắt, và chắc chắn có nhiều sự trả giá trong hành trình tìm đồ ăn thức uống từ tự nhiên khi con người còn hoang dã.
Sau khi nhận diện có thể sử dụng an toàn, thì con người sẽ tách thành phần được lựa chọn khỏi thân cây mẹ để mang về dùng, và ghi nhớ vị trí ấy, để tiếp tục thu hoạch khi cần, sau khi hái, cây trà san tuyết cổ thụ sẽ tái sinh, búp mới non tơ hơn, lớn khoẻ hơn, và đặc biệt là nhiều hơn.
Con người tiếp tục nhận diện một đặc tính khác ở cây trà san cổ thụ này, cứ hái búp trà san tuyết cổ thụ Hà Giang sẽ ra búp nhiều hơn, và có vẻ như hàng chục năm không thấy có gì thay đổi, không thấy cây chết. Theo thời gian dài, việc thu hái này không thấy có vấn đề gì xảy ra, đôi khi có một vài cây trà san tuyết cổ thụ Tây Côn Lĩnh chết, nhưng với bạt ngàn cả rừng cây trà san cổ thụ Hà Giang thì một vài cây trà san không thành vấn đề đáng quan tâm.
Cộng đồng người bắt đầu thống nhất cách thức với cây trà san tuyết, phương pháp đơn lẻ trở thành tập quán của cộng đồng.
Đặc tính kế thừa kinh nghiệm ở con người sẽ duy trì tập quán này trong thời kỳ rất dài cho tới khi nào tập quán phát lộ những nhược điểm, có thể là nhân văn như ảnh hưởng môi trường, mất đi sự đẹp đẽ, có thể là xung đột lợi ích như cây trà san chết đi nguồn lợi cũng mất, thì tập quán này bắt đầu bị xét lại, phương pháp mới bắt đầu được đề xuất, quá trình thử nghiệm bắt đầu, sau khi thực chứng, phương pháp tối ưu với cộng đồng trong bối cảnh hiện thời được lựa chọn, khi phương pháp ấy tồn tại đủ lâu trên diện rộng, tập quán mới hình thành, vòng lặp trở lại cho tới khi tập quán mới này lại phát lộ các nhược điểm với bối cảnh xã hội đương thời.
Có vẻ như, tập quán với cây trà san đến lúc này đang cần phải xét lại, các phương pháp mới cần được đề xuất và thử nghiệm để cộng đồng trong ngành có lựa chọn phù hợp với tình thế và bối cảnh xã hội đương thời
Tại sao tập quán vặt ngọn búp trà san thường xuyên cần được xét lại, bởi chúng đã bắt đầu phát lộ những nhược điểm ảnh hưởng tới các cây trà di sản, tiến trình phát lộ những nhược điểm này diễn ra trong thời gian rất dài, do đâu lại dài đến vậy, và sự thay đổi ấy là do đặc tính nào của cây cũng như phương pháp ấy đã ảnh hưởng tới sự suy kiệt cây ra sao?
Tìm hiểu về cây trà khi bị đốn gốc
Những cây bật gốc khi mùa giông bão đến đều là cây thuộc nhóm đốn cành hàng năm, người trồng chè shan tuyết cần phải quan tâm đến tỷ lệ rễ và tán cành lá bên trên, khi chúng ta đốn gốc thì bộ rễ của những cây chè này hầu như chột hoàn toàn, những rễ vươn dài đều gầy đi rõ rệt dọc chiều dài rễ, hoặc bị thối mục, các rễ thứ cấp tương ứng với cành thứ cấp rất thưa thớt, nhiều rễ chính không có rễ thứ cấp, các rễ dăm tương ứng cành dăm cũng không còn nữa, gốc và rễ của những cây này hầu như co cụm về cội, gần như tạo thành một khối lớn dạng khối beton chôn cột điện, rễ trụi không vươn dài.
Như đã phân tích ở trên, khi cây bị vặt ngọn hoặc chặt cành, cây sẽ tái sinh, sinh trưởng hoặc sinh tồn tuỳ thuộc vào mức độ tác động đến cây, nhưng dù ở dạng nào thì có một hiện tượng nối theo đấy là phát sinh rễ, cứ nảy mầm xong thì cây phát rễ, đấy là quy luật, rễ luôn phát sinh và sinh trưởng phụ thuộc vào tán lá bên trên, khi vặt ngọn hoặc chặt cành, cây lại sẽ ưu tiên nảy lộc và dừng lại sự sinh trưởng của các đối tượng khác như cành, lá, rễ… cứ thế, từng đợt phát sinh lộc kéo theo phát sinh rễ, vặt ngọn, rễ chột đi, lứa mầm mới hình thành, rễ mới hình thành, vặt ngọn, rễ mới lại chột, vòng lặp dài đằng đẵng này kéo đã cả trăm năm khiến bộ rễ gần như thoái hoá, yếu đi, sức lao động của rễ kém dần theo thời gian, như một gia đình mà những lao động chính cứ yếu dần, già dần, mất sức lao động dần, và khi không có đội ngũ kế cận tạo kế sinh nhai thì gia đình đó kiệt quệ dần và dẫn tới tan nát, biệt xứ, hoặc thê lương hơn nữa là từng thành viên chết rấp ở một nơi nào đó dọc đường mưu sinh, cũng như cây trà vậy !
Quá trình suy kiệt này diễn ra vô cùng chậm rãi, mỗi mùa suy một chút, chúng ta khó lòng nhận diện bằng mắt cho tới khi khi bộ rễ đã thoái hoá, trong khi sự nảy lộc của cây luôn bị thúc ép, các mầm non bắt đầu sử dụng đến phần dưỡng chất kết đọng trong thớ gỗ của cây mẹ, khi sự tiêu thụ nội chất cho việc hình thành chồi vượt quá ngưỡng hấp thụ chất của rễ thì cây cũng bắt đầu bên kia con dốc đời mình, bất luận cây đó bao nhiêu tuổi, và đang ở độ nào trong đời sống tự nhiên nó.
Cây trà shan tuyết hàng năm bị đốn cành đợi đâm chồi nảy lộc, đúng như những gì ta đã biết, cây đâm chồi, và ta hái, hái lại thấy cây đâm chồi, nhưng chúng ta mới thấy sự sinh nảy của chồi búp mà không để ý đến đội ngũ công nhân bên dưới mặt đất là rễ, trong thời gian quá lâu dài, bộ rễ không được chăm sóc, điều kiện sống tự nhiên của nó cũng suy kiệt dần theo thời gian do tập quán canh tác, khi chồi đâm, rễ đâm, chồi bị vặt đi, rễ chột. Chính vì lẽ đó Hạnh Trà bảo tồn vùng nguyên liệu vô cùng kỹ lưỡng. Tất cả các cây trà shan tuyết của Hạnh Trà đều để sinh trưởng tự nhiên không đốn gốc rễ và có những kỹ thuật tỉ, chăm sóc cây tốt nhất để cây sinh trưởng tự nhiên hiệu quả nhất.
Địa chỉ mua trà shan tuyết cổ thụ ngon tại Hà Nội và Sài Gòn
Chúng ta có thể thấy rằng, việc chọn trà cần tìm hiểu nguồn gốc sản phẩm rõ ràng, uy tín từ các đơn vị kinh doanh sản xuất trà có chất lượng đạt tiêu chuẩn kiểm duyệt khắt khe. Hạnh Trà xin chia sẻ đến các bạn một số thông tin về tiêu chuẩn HACCP – FAO – tiêu chuẩn chất lượng được luật pháp Quốc Tế chấp nhận.
Và Hạnh Trà là đơn vị có phẩm trà shan tuyết đạt tiêu chuẩn HACCP – FAO theo TCVN 5603:2008
HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn cho đối tượng tiêu dùng. HACCP – FAO được thực hiện trên toàn thế giới và áp dụng cho tất cả ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống. Ngoài ra, hệ thống này cũng được áp dụng cho các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như cho sản phẩm mới.
Chứng nhận HACCP – FAO của các phẩm trà shan tuyết Hạnh Trà không chỉ đơn thuần là phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn mà còn là công cụ đảm bảo các điều kiện tiên quyết như: Quy phạm thực hành sản xuất tốt tiêu chuẩn GMP, quy phạm thực hành vệ sinh tốt tiêu chuẩn SSOP cùng các tiêu chuẩn cần thiết khác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các sản phẩm trà shan tuyết của Hạnh Trà được tỉ mỉ kỹ càng, nâng niu từ khâu chăm sóc, hái trà đến đóng gói đều làm thủ công 100% và tuyệt nhiên an toàn. Để hái được những búp trà shan ngon, bà con phải tìm những cây trà cổ thụ lâu năm nhiều tuổi, cao lớn nên việc hái trà gặp rất nhiều khó khăn, người dân phải bắt thang lên tận những cành cao, có cành hơn 10m. Bởi những búp trà ngon thường là những búp mọc trên ngọn cây, những búp trà xanh mướp, chứa đựng nhiều nhất tinh tú của trời đất
Nếu bạn đang cần mua sản phẩm trà shan tuyết sạch, trà shan tuyết ngon, hoàn toàn tự nhiên, muốn trải nghiệm những phẩm trà cao cấp vẹn nguyên tinh khí của đất trời, hãy liên hệ với Hạnh Trà nhé.