Chè trong văn hoá việt – một giả thuyết về cây chè

Những vùng chè của Việt Nam phần lớn nằm trong lãnh thổ của nước “Xích Quỷ” vương quốc đầu tiên của dân tộc Bách Việt theo huyền sử, tổ tiên của người Việt Nam hiện nay. 

Ngoài ra theo thần thoại Việt Nam, Kinh Dương Vương và con của Lạc Long Quân là con cháu nhiều đời của Thần Nông và Thần Nông theo truyền thuyết chính là người đầu tiên đã khám phá ra cây chè, cũng như công dụng của nó. Không những thế, đến ngày nay ở Phú Thọ người dân vẫn còn lưu truyền câu chuyện từ thời kỳ của Hùng Duệ Vương có một vị quý phi về làng Văn Luông (Phú Thọ ngày nay), dạy dân nghề trồng chè, trồng bông. 

trà shan tuyết cổ thụ

Nói cách khác, thông qua những chuyện kể dân gian và truyền thuyết còn lưu lại cho đến ngày nay, lần tìm trong những trang huyền sử còn sót lại của dân tộc sau nhiều lần binh lửa. Chúng ta có thể đặt ra một giả thuyết (với nhiều cơ sở khẳng định) rằng cây chè đã xuất hiện từ rất lâu đời trong văn hoá Việt Nam. Thậm chí đóng một vai trò nhất định trong giao tiếp và văn hóa hằng ngày. 

Dấu vết của chè, trà cũng thể tìm thấy trong văn hoá của người H’mông trên những vùng núi phía Bắc Việt Nam, khi hàng chèm năm nay cộng đồng người H’mông đã sống cạnh những vùng chè cao nhất và lâu đời nhất. Trong các dân tộc, đến ngày nay chỉ có người H’mong là luôn quấn quýt bên cạnh những rừng chè cổ thụ. Nơi các rừng chè hàng chèm năm tuổi luôn có bản làng của người H’mông. Suốt vô số thế hệ người H’mông đã ngày ngày pha bát nước chè tươi từ những lá chè già thơm ngọt. Đây cũng được xem như cách uống chè cổ xưa nhất của người Việt. Chi tiết này cũng được nhắc trong đến trong Kinh Thi, một tác phẩm của Khổng Tử ghi lại những câu ca dao dân gian. “Dân Bách Việt chuyên làm ruộng lúa, khác với chúng ta trong kê và lúa mì. Họ uống nước với thứ lá cây lấy trong rừng…” Thậm chí nếu xét về ngữ nghĩa, thì trong tiếng H’mong chữ “Tshuaj yej” tức là “chè” đã có gốc “Tshuaj” nghĩa là “thuốc” trong ngôn ngữ của người H’mông. Cách gọi này tương đồng với cách gọi trong các thư tịch cổ của người Hán. Trong đó chè được phiên âm là “t’u” và được gộp chung vào một nhóm các loài các cây bụi mang dược tính. Tuy nhiên trong tiếng H’mong “Tshuaj yej” là một từ đặc trưng chỉ dùng để nói về chè, nên có thể đặt giả thuyết người Hán đã dịch nghĩa chữ “chè” của người H’mông. Hay nói cách khác chính người H’mông đã phát hiện ra cây chè, cũng như cách sử dụng ban đầu của chè sau đó được truyền qua người Bách Việt, để rồi được người Hán học tập và phát huy. Vốn dĩ người H’mông và người Bách Việt đã có một mối quan hệ lâu đời và bền chặt. Khi Xi Vưu, vị vua truyền thuyết của người H’mông(cùng thời với Hoàng đế của người Hoa Hạ và Thần Nông của Bách Việt) cũng được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định là từng thống lĩnh các bộ tộc Bách Việt. Mối liên hệ này nói lên rằng giữa hai dân tộc đã có sự chèo đổi văn hoá lâu đời. Từ đó ta có thời hình dung ra, vào thời viễn cổ những người dân Bách Việt đã uống chè mỗi ngày, chè đã trở thành một phần trong văn hoá

Chè trong văn hoá việt – một giả thuyết về cây chè

Chè (tên gọi khác là trà) là một vị thuốc chữa bệnh, mà cũng là một thức uống thơm lành, vừa giúp cơ thể thanh sạch, chống lại bệnh tật mà cũng làm cho tinh thần tỉnh táo, sảng khoái. 

Và chắc chắn chè đã trở thành một phần trong văn hoá, góp mặt vào những nghi thức của người dân Bách Việt thuở hồng hoang. Nhưng bởi ngọn lửa của chiến tranh, cái họa ngàn năm bị đô hộ, những nét đẹp ấy đã bị huỷ hoại đến mức chỉ là sót lại vài vết tích mờ nhạt.
“Dân Bách Việt chuyên làm ruộng lúa, khác với chúng ta trong kê và lúa mì. Họ uống nước với thứ lá cây lấy trong rừng…”
Tuy nhiên tất cả những điều trên chỉ là các giả thuyết được Hạnh Trà chắp nối từ các mảnh sử liệu, huyền thoại rời rạc và nhỏ nhoi mà đã góp nhặt được. Đó như một con đường mòn cổ xưa đã phủ đầy cỏ dại và dần bị lãng quên sau những cơn biến động liên hồi của lịch sử. Nhưng may mắn thay, vài dấu vết vẫn còn đó. Và đôi khi những kẻ hành hương với ngưỡng vọng tìm về những rừng chè trong huyền sử lại được vài chỉ dẫn từ đất trời; hay chỉ đơn giản là những mẩu chuyện, câu chữ trong ngôn ngữ hằng ngày. Dù vậy, chỉ vài kẻ hành hương thì chẳng đủ sức soi tỏ đến ngọn ngành lịch sử, chẳng đủ sức vạch tìm những cội nguồn của hương vị trong búp chè.
Bởi mối tương quan gần như vô tận giữa chè và người, câu chuyện về chè rất cần sự hợp lực của những nhà sử học lẫn sinh học; nhà văn hoá cũng như nhà địa chất. Cùng vô số nỗ lực không ngừng của cộng đồng để đưa nền văn hoá chè bị lãng quên trong dòng lịch sử Việt Nam ra ánh sáng của thời đại. Và không những thế, còn xây dựng một nền văn hoá mới từ những nền tảng cổ xưa của dân tộc.

trà trong văn hoá người Việt

 

Địa chỉ mua trà shan tuyết uy tín tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Hạnh Trà là thương hiệu của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Phẩm Thiên Nhiên, ra đời với sứ mệnh mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm trà shan tuyết cổ thụ sạch, an toàn từ nguồn nguyên liệu là các thảo dược tự nhiên của Việt Nam. Sản phẩm của Hạnh Trà đạt các tiêu chuẩn dược liệu sạch chất lượng cao, sử dụng hiệu quả và an toàn, góp phần nâng cao sức khoẻ và hỗ trợ phòng bệnh cho người dùng.

Bất kỳ loại trà nào cũng vậy đều có mùi hương đặc trưng rất riêng của nó và khi nói đến trà cổ thụ phải nói đến hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc thân yêu. Trà shan tuyết cổ thụ có rất nhiều hợp chất rất tốt cho sức khỏe, như các vitamin: A,B,C,P,… chất caffein (lưu ý cho việc uống trà có chừng mực), chất này vừa có lợi cũng vừa có hại nếu bạn uống trà quá nhiều trong một ngày. Cho nên trà sẽ thực sự bổ dưỡng nếu bạn biết cách uống trà hiệu quả.

trà shan tuyết cổ thụ

Nói đến chè shan tuyết cổ thụ người ta thường nhắc đến 4 cụm từ: Nguyên chất – Thủ công – Ngon – Giá trị dinh dưỡng cao và tất nhiên sản phẩm trà shan tuyết cổ thụ do Hạnh Trà cung cấp mang lại cho bạn 4 điều tuyệt vời ấy.

Mách bạn loại trà shan tuyết nhân viên văn phòng thường xuyên uống

Hạnh Trà cam kết sản phẩm trà shan tuyết hoàn toàn organic nguyên chất 5 không: 

1. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có thuốc bảo về thực vật

2. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có chất bảo quản

3. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có chất tạo mùi 

4. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có phẩm màu

5. Trà shan tuyết Hạnh Trà không hóa chất

Video về quy trình sản xuất chè shan tuyết của Hạnh Trà:

trà shan tuyết cổ thụ

trà shan tuyết cổ thụ

trà shan tuyết cổ thụ

trà shan tuyết cổ thụ

trà shan tuyết cổ thụ

Các sản phẩm trà shan tuyết của Hạnh Trà được tỉ mỉ kỹ càng, nâng niu từ khâu chăm sóc, hái trà đến đóng gói đều làm thủ công 100% và tuyệt nhiên an toàn. Để hái được những búp trà shan ngon, bà con phải tìm những cây trà cổ thụ lâu năm nhiều tuổi, cao lớn nên việc hái trà gặp rất nhiều khó khăn, người dân phải bắt thang lên tận những cành cao, có cành hơn 10m. Bởi những búp trà ngon thường là những búp mọc trên ngọn cây, những búp trà xanh mướp, chứa đựng nhiều nhất tinh tú của trời đất.

Nếu bạn đang cần mua sản phẩm trà shan tuyết ngon, hoàn toàn tự nhiên, muốn trải nghiệm những phẩm trà cao cấp vẹn nguyên tinh khí của đất trời, hãy liên hệ với Hạnh Trà nhé.

  – Bài viết có tham khảo từ nguồn Đắng ngọt chè rừng