Từ thời Đông Hán (thế kỷ thứ hai sau Tây Dương lịch) Trung Quốc hoàn toàn rơi vào tình trạng hỗn loạn tang thương. Trên thì vua chúa nhu nhược mặc tình cho bọn hoạn quan, quý tộc hà hiếp cướp bóc quần chúng. Nhân dân đói rét, loạn lạc giặc giã nổi lên khắp nơi.
Cuộc cách mạng Hoàng Cân mở đầu cho thời Tam Quốc. Tào phế vua Hán lập ra nhà Ngụy (220-264), chẳng bao lâu lại bị Tư Mã Chiêu diệt cả tam quốc lập ra nhà Tấn (255-419). Đến thời Ngũ Hồ (năm dân tộc phương bắc xâm chiếm hết lưu vực Hoàng Hà) nhà Tấn phải rời đô xuống phương Nam, rồi lại bị nhà Tống cướp ngôi. Đây là thời Nam Bắc Triều hay Lục Triều (Đông Ngô, Đông Tấn, Tống, Tể, Lương, Trần nối nhau ở miền Nam, trong khi phương Bắc là Hậu Ngụy, Bắc Tể, Bắc Chu). Mãi cho đến thế kỷ thứ bẩy nhà Tùy mới thống nhất được Trung Quốc và sau đó là nhà Đường tiếp nối với hơn 300 năm thanh bình, đã khiến văn học thời nhà Đường phát huy rất mạnh. Trên thì tiếp nối được sức sống mãnh liệt thời Chiến Quốc đã bị ngưng lại cả 500 năm vì loạn lạc. Phần khác thì đến thời này Phật giáo, đặc biệt là Thiền Tông, đã ảnh hưởng toàn diện trên các sinh hoạt, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa, (thời này có đến 2 triệu tăng ni, điền sản chiếm đến 1/3 toàn quốc. Đại cương triết học Trung Quốc, trang 87)
Giới thiệu về Lục Vũ – tác giả Trà Kinh Trung Quốc
Lục Vũ sinh ra và trưởng thành trong một thời đại thịnh trị văn hóa đệ nhất trong lịch sử Trung Quốc đó. Ông sinh ra ở vùng Cánh Lăng, thuộc huyện Thiên Môn, tỉnh Hồ Bắc ngày nay. Ông mồ côi từ nhỏ được Trí Tích Thiền Sư nuôi dưỡng trong Thiền Lâm từ bé, mặc dù vậy ông vẫn không xuất gia. Tuy nhiên ông vẫn sống cả một cuộc đời đạo vị. Thích đi du lịch hải hồ, nhưng luôn luôn ẩn cư ở những vùng xa vắng. Mặc dù sau này ông rất nổi tiếng, được từ vua đến các đại thần ngưỡng mộ. Các đại văn gia thi hào đương thời cũng rất kính trọng. Lục Vũ còn có tên tự là Hồng Tiệm, tên tự này lấy từ Kinh Dịch: “Hồng Tiệm ư lục, kỳ vũ khả dụng vi nghi”. Tôi đọc Tân Đường Thư, còn thấy khi ông ở ẩn ở vùng Triệu Khê, ông còn có hiệu là Tang Ông. Ông còn để lại một số bài thơ và đặc biệt là tác phẩm Trà Kinh danh tiếng.
Trà Kinh của Lục Vũ
Trà Kinh là một tác phẩm ngắn gồm 3 phần, 10 chương. Sau đây tôi chỉ tuyển dịch một số đoạn giới thiệu với độc giả trước. Các đoạn về trà cụ, về trà danh… sẽ được giới thiệu ở các chương sau. Độc giả khi đọc cần hiểu khung cảnh không gian và thời gian của thời đại đó. Thí dụ quan niệm của Lục Vũ về bậc trà sĩ phải biết tự chế ra trả cho vừa hương vị mình thích v.v.
• Cây Trà
Trà là một loại cây quý ở phương Nam. Cây cao từ một thước đến mười thước. Ở vùng Tứ Xuyên có những cây lớn mà hai người ôm chưa hết gốc. Những cây đó phải trèo lên mới hái đuợc…
• Trồng Trà
Trà trồng trên đất có lẫn chút ít đá thì tốt nhất. Đất đá sạn thì thứ nhì. Loại đất sét vàng thì thuộc loại hạ phẩm, cây trồng ở đó chẳng thể sinh trái.
Trồng và ương trà, thì giống như trồng dưa, nhưng chỉ hái được khi cây ba tuổi. Trà ở những cây hoang thì tuyệt nhất, trà vườn thứ nhì. Dù trồng ở sườn nắng hay ở gò cao, những lá tốt nhất đều có màu xanh tím. Trà hái ở những ngọn đâm ra từ cành chính tốt hơn ở các cành phụ. Những lá trà tốt nhất là lá trà còn quấn chặt. Những lá đã nở tung và không còn quấn nữa thì thuộc loại hạng nhì. Trà hái ở nhưng cây trên sườn núi hoặc thung lủng thiếu nắng thì chẳng đáng giá…
• Hái Trà
Trà được hái vào tháng Hai, Ba và Tư… chỉ nên hái khi sương đọng (Vụ) còn lạnh… không được hái trong những ngày mưa, u ám hoặc có mây vần vũ. Chỉ hái trà trong những ngày quang đãng.
• Sơn Thủy thượng, Giang Thủy trung, Tĩnh Thủy hạ...
Nước ở núi tốt nhất, nước sông thứ nhì, nước giếng thứ ba. Nước lấy từ các khúc suối chảy chậm, ở các thạch hồ hoặc các nhũ thạch thì là thượng hạng trong các loại sơn thủy. Không bao giờ lấy nước ngay ở chỗ nước vừa từ thác cao đổ xuống, chỗ suối đầy ghềnh thác, chỗ nước chảy siết… Dùng nhiều loại nước như vậy để pha trà sẽ khiến đau cổ họng…
Nếu dùng nước sông, chỉ lấy nước ở chỗ không có người sinh sống gần đó. Nếu dùng nước giếng thì nhớ đổ thật nhiều trước khi lấy nước.
• Khi đun nước
Khi nào nước có bọt lớn như mắt cá và vỡ thành tiếng là nước sôi ở giai đoạn thứ nhất. Khi ở thành nồi nước nổi lên từng hàng bọt nhỏ như những chuỗi ngọc trai đó là giai đoạn sôi thứ hai. Khi bọt sủi liên tiếp và tiếng reo như sóng là nước đã ở giai đoạn chót. Đó là cực độ của nước. Nước để sôi kỹ hơn thì không thể dùng được nữa.
• Uống Trà
Sinh trên mặt đất là ba loại sinh vật. Có loài có cánh và bay được. Có loài có lông và chạy nhảy. Lại có loài há miệng nói năng. Tất cả đều phải ăn và uống để sống còn.
Tuy nhiên nhiều khi nghĩa của chữ “Uống” cần phải được phân biệt. Nếu người ta chỉ thuần túy thỏa mãn cái đói khát thì chỉ cần nhai cơm uống nước. Nếu buồn rầu, cô lẻ, phẫn hận người ta có thể xoay qua uống rượu. Nhưng nếu người ta cần giải khuây một buổi tối nhàn nhã thì “Uống” ở đây phải là uống trà…
Tục uống trà đã thành sâu đậm và phát triển mạnh từ thời Nam Bắc Triều (420-587). Trà đã trở thành một thức uống thông thường của mọi gia đình.
Người ta có thể pha trà từ loại trà rời, trà lá, trà bột hay trà bánh. Có thể cắt, hong, tán sấy và bỏ vào nồi vào bình để chờ nước sôi. Nhiều khi lại cho hành, gừng, vỏ cam, vỏ quít, lá húng… Những tạp loại đó bỏ qua cho thêm mùi hoặc bỏ chung với trà rồi vớt ra. Món uống như vậy khác nào một món hỗn hợp tạp nhạp. Ấy thế mà thiên hạ vẫn pha trà theo kiểu đó đấy.
Có hàng vạn thứ thiên nhiên cung cấp toàn hảo. Lại có những điều cần đến sức lực con người làm cho thuận tiện thoải mái hơn. Con người làm ra nhà, lại sửa sang cho nó vừa với ý muốn của mình. Con người mặc quần áo, lại cũng sửa sang cho hoàn hảo. Con người cần phải tiêu thụ thức ăn, thức uống. Đó lại là hai thứ mà con người ta dùng nhiều sức nhất để vun xới khéo léo và canh cải sửa sang.
Vì vậy với trà, có chín điều mà con người phải tự nỗ lực:
– Phải chế lấy trà.
– Phải phát triển cái khả năng biết chọn lựa và thưởng thức trà.
– Phải có được đầy đủ dụng cụ.
– Phải sửa soạn lủa củi cho đúng cách.
– Phải có nước pha trà thích hợp.
– Phải sấy cho đúng cách.
– Phải tán trà cho tốt.
– Phải pha trà một cách khéo léo.
– Cuối cùng, phải uống trà.
Không có cách nào ngắn hơn. Chỉ hái trà trong bóng mát rồi sấy vội trong đêm không phải là chế lấy trà. Nhấm nháp lấy vị, hà hít lấy hương không phải là thưởng thức trà. Mang theo một cải bình bẩn thỉu hôi hám không phải là dụng cụ chính đáng. Dùng củi gỗ khét lẹt, than bếp cũ kỹ không phải là thứ lò lửa đúng cách. Nước pha dùng loại nước ở chỗ nước chảy xiết hay nước ở đập lụt lội cũng không phải là thứ nước thích hợp. Trà chẳng thể nói là đã được ủ sấy nếu chỉ là được hơ nóng và để ủ cẩu thả, chỉ chế biến trà thành bột xanh bột xám chưa phải là nghiền trà đúng cách. Lóng cóng lấy trà, chuyển trà, chế nước không thể được gọi là pha trà hợp cách. Cuối cùng uống vô tội vạ trà vào mùa hè rồi không uống vào mùa đông thì cũng không thể gọi là uống trà được.
Những câu chuyện về trà của Lục Vũ
Hòa thượng Tích Công rất thích uống trà.
Ngay từ khi còn nhỏ Lục Vũ đã biết pha trà cho hòa thượng, dần dần cũng biết cách thưởng thức trà. Ông không những biết uống trà, pha trà, mà còn biết để ý học hỏi những người xung quanh cách sản xuất trà và kinh nghiệm về uống trà. Do chăm chỉ nghiên cứu Nho học và ngày càng lạnh nhạt với Phật học, vì vậy thường bị đánh đòn nên ông đã trốn đi khỏi chùa. Tích Công hòa thượng rất sành uống trà, nếu không phải trà do Lục Vũ pha thì không uống. Từ khi Lục Vũ bỏ đi, uống trà do người khác pha, hòa thượng đều thấy nhạt nhẽo vô vị, đành từ bỏ thú vui uống trà. Sau khi Đại Tông hoàng đế nghe được câu chuyện đó, bèn triệu hòa thượng Tích Công vào cung, ra lệnh người trong cung pha trà cho ông uống, để thử khẩu vị của hòa thượng. Khi nhấp một ngụm trà, hòa thượng đã chau mày nhăn mặt không uống nữa. Thấy vậy, hoàng đế cho ngườ đi khắp nơi tìm bằng được Lục Vũ, bí mật triệu vào cung, ra lệnh pha trà. Tích Công hòa thượng sau khi uống thử, luôn miệng ca ngợi và cao hứng nói rằng: Đây đúng là trà do Lục Vũ pha
Trong Loạn An Sử, Lục Vũ về Hán Thủy, vượt Trường Giang ẩn cư ở Chiết Giang lánh nạn.
Ông vào ở trong chùa Diêu Khê (nay là Ngô Hưng), tự sưng là Tang Trữ Ông, bắt đầu viết Trà Kinh. Trong thời gian này ông đi khảo sát thực tế ở Chiết Giang, Giang Tô, Giang Tây, Hồ Nam… Một lần trên đường đi ông gặp Lý Quý Khanh (là người đang trên đường đi nhận chức Thứ Sử Hồ Châu), rất ngưỡng mộ sự hiểu biết về trà của Lục Vũ. Một hôm thuyền đi qua Dương Tử (nay là Nghi Trưng Giang Tô), Lý Quý Khanh lệnh cho binh sĩ đi Nam Nhũ lấy nước để pha trà. Vốn là chất nước ở Nam Nhũ (một trong 3 dòng chảy của Trường Giang) có vị rất trong mát nổi tiếng là pha trà tốt. Khi binh sĩ mang nước quay về, chuẩn bị pha trà thì Lục Vũ lắc đầu nói: Đây không phải là nước Nam Nhũ, đây có lẽ là nước sông ven bờ. Khi Lý Quý Khanh hỏi người đi lấy nước. Binh sĩ vô cùng kinh ngạc không dám nói dối, vội nói thật: Tôi đã đến Nam Nhũ lấy đầy một bình, nhưng khi quay về, do sóng lớn, nước trong bình đổ mất một nửa, sợ bị trách mắng, bèn lấy nước ở ven sông đổ vào cho đầy. Những người có mặt ở đó đều thán phục tài phân biệt nước của Lục Vũ.
Hai vợ chồng Lư Đồng, ở trấn Ô, huyện Đằng Hương, Chiết Giang mở một quán trà, nhưng việc làm ăn không phát đạt, cuộc sống khó khăn.
Lư Đồng nghe nói chè ở Thái Hồ có thể cho phép người đến hái, bèn đến Thái Hồ, anh ta mới phát hiện ra rằng, từ trước đến giờ chỉ biết bán chè đã chế biến, mà chưa biết cây chè, lá chè ra sao cả. Anh ta đành lanh quanh ở đó, mong có người đi qua để hỏi. Bỗng nhiên, Lư Đồng phát hiện có một ông lão nằm hôn mê trên bãi cỏ ven đường, anh ta liền đến đỡ ông lão dậy, tay day huyệt nhân trung, gọi lớn: Cụ ơi! Cụ ơi. Ông lão từ từ tỉnh dậy, nhìn Lư Đồng gật đầu, rồi chỉ tay vào chiếc giỏ để cạnh người. Lư Đồng đoán được ý của ông, liền lấy ở trong giỏ ra nhai mớm cho ông lão. Ông lão dần lấy lại sức, hóa ra đó chính là Lục Vũ. Ông lên núi hái chè, thử nhấm các loại chè khác nhau để phân biệt vị, nhưng không may hái nhầm phải loại lá độc, vì vậy bị ngã ra bất tỉnh. May kịp thời ăn được lá chè giải độc, nên lại được an toàn. Biết Lư Đồng cũng đến hái chè, hai người kết thành tri kỷ, rồi Lục Vũ giảng giải kiến thức về trà cho Lư Đồng. Sau đó Lư Đồng mang chè ra pha để bán. Khách hành sau khi uống loại trà mới này, đều cảm thấy sảng khoái. Tin đồn lan đi, khách hàng lũ lượt kéo nhau đến thưởng thức loại trà kỳ diệu của quán Lư Đồng. Từ đó quán làm ăn rất phát đạt.
Chuyện tình với Lý Quý Lan
Khi mới tìm thấy Lục Vũ, hòa thượng Tích Công gửi Lục Vũ ở nhà Lý Nho (một Nho sĩ). Nhà họ Lý này cũng có một con gái nhỏ trạc tuổi Lục Vũ, tên là Lý Quý Lan. Hai người cùng lớn lên bên nhau thân thiết như anh em ruột thịt. Lý Nho dạy dỗ hai người học kinh thư, viết văn, làm thơ. Khi Lục Vũ 6 tuổi thì Lý Nho phụng mệnh đến Giang Nam làm quan, vì vậy Lục Vũ phải từ biệt gia đình họ lý.
Trong một lần dự Hội thư. Các văn sĩ thích thơ văn đều tập trung đến đó, tình cờ Lục Vũ gặp lại Lý Quý Lan (người bạn thời thơ ấu). Họ cùng uống rượu, ngâm thơ, nói chuyện. Hai người rất tâm đầu ý hợp, tình cảm sâu nặng. Nào ngờ, cuối năm Đường Đại Lịch, triều đình hạ chiếu triệu Quý Lan vào cung để ngâm thơ, ca hát cho Đường Đại Tông nghe. Sau khi Đại Tông chết, Đức Tông lên ngôi. Quý Lan nhiều lần muốn xin quay về, song đều không được phê chuẩn.
Năm 783, xảy ra binh biến Kinh Nguyên. Đức Tông và triều đình bỏ chạy về phía Tây. Những người bị bắt (trong đó có Quý Lan) oán hận Đức Tông. Lý Quý Lan đã viết những dòng thơ tỏ ý bất mãn với Đức Tông, nào ngờ năm sau Đức Tông trở về kinh thành, có người đem chuyện đó cáo giác làm nhà vua nổi giận, hạ lệnh giết Quý Lan. Lục Vũ vô cùng đau đớn, ông thề rằng không bao giờ lấy vợ, ở vậy thờ Quý Lan.
Cũng thời gian đó, hoàng đế nhiều lần mời Lục Vũ vào kinh thành làm quan, nhưng ông không ưa danh lợi, đều một mực từ chối. Từ đó về sau ông càng để tâm vào viết Trà Kinh. Bằng kinh nghiệm đúc kết được của mình, tổng kết một cách có hệ thống việc sản xuất, chế biến, pha trà, uống trà. Ông còn kể rất nhiều chuyện có liên quan đến lịch sử của trà. Đây là bộ sách đầy đủ nhất trong thời cổ đại viết về trà ở Trung Quốc
Đổi ngựa lấy Trà Kinh
Tương truyền người Hồi Hột ở phương Bắc có giống ngựa quý. Hàng năm họ đều cử người đến Đường triều đổi ngựa lấy trà. Năm đó, sứ thần Hồi Hột nói với sứ giả nhà Đường rằng: Năm nay chúng tôi mang ngàn con ngựa tốt đến để đổi một cuốn sách, tên là Trà Kinh. Sứ thần nhà Đường đang đêm phải quay về kinh, tấu lên hoàng đế. Hoàng đế nhà Đường triệu tập các học sĩ vào, tìm cuốn sách này, nhưng tìm khắp các kho sách của hoàng cung mà cũng không tìm thấy, Thái sư tâu rằng: Mười mấy năm trước đây, nghe nói có một người tên là Lục Vũ, rất giỏi về trà, có lẽ Trà Kinh là tác phẩm của ông ta. Nay, cho người về vùng Giang Nam, nơi Lục Vũ sống, mới có thể tìm được. Hoàng đế lập tức cho người đến Hồ Châu. Nhưng khi đến đó thì Phương trượng trong chùa nói rằng, nghe nói, cuốn sách đó đã được đưa về quê hương của Trà Thánh ở Cảnh Lăng rồi. Sứ giả triều đình vội về Cảnh Lăng, đến hỏi thăm ở chùa Tây Tháp. Hòa thượng ở chùa Tây Tháp nói: Trà thần đã mang sách về Hồ Châu rồi. Nghe vậy quan viên sứ giả của triều đình đều cảm thấy thất vọng và chán nản. Đang định quay về triều thì bỗng có một thư sinh đến chặn đầu ngựa lại nói rằng: Tôi là người Cảnh Lăng, đến dâng của quý lên triều đình. Nói song dâng lên 3 quyển Trà kinh. Người đó là nhà thơ Bì Nhật Hưu.
>>> Xem thêm: Trà và cuộc sống
Địa chỉ mua trà shan tuyết uy tín tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
Hạnh Trà là thương hiệu của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Phẩm Thiên Nhiên, ra đời với sứ mệnh mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm trà shan tuyết cổ thụ sạch, an toàn từ nguồn nguyên liệu là các thảo dược tự nhiên của Việt Nam. Sản phẩm của Hạnh Trà đạt các tiêu chuẩn dược liệu sạch chất lượng cao, sử dụng hiệu quả và an toàn, góp phần nâng cao sức khoẻ và hỗ trợ phòng bệnh cho người dùng.
Bất kỳ loại trà nào cũng vậy đều có mùi hương đặc trưng rất riêng của nó và khi nói đến trà cổ thụ phải nói đến hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc thân yêu. Trà shan tuyết cổ thụ có rất nhiều hợp chất rất tốt cho sức khỏe, như các vitamin: A,B,C,P,… chất caffein (lưu ý cho việc uống trà có chừng mực), chất này vừa có lợi cũng vừa có hại nếu bạn uống trà quá nhiều trong một ngày. Cho nên trà sẽ thực sự bổ dưỡng nếu bạn biết cách uống trà hiệu quả.
Nói đến chè shan tuyết cổ thụ người ta thường nhắc đến 4 cụm từ: Nguyên chất – Thủ công – Ngon – Giá trị dinh dưỡng cao và tất nhiên sản phẩm trà shan tuyết cổ thụ do Hạnh Trà cung cấp mang lại cho bạn 4 điều tuyệt vời ấy.
Hạnh Trà cam kết sản phẩm trà shan tuyết hoàn toàn organic nguyên chất 5 không:
1. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có thuốc bảo về thực vật
2. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có chất bảo quản
3. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có chất tạo mùi
4. Trà shan tuyết Hạnh Trà không có phẩm màu
5. Trà shan tuyết Hạnh Trà không hóa chất
Video về quy trình sản xuất chè shan tuyết của Hạnh Trà:
Các sản phẩm trà shan tuyết của Hạnh Trà được tỉ mỉ kỹ càng, nâng niu từ khâu chăm sóc, hái trà đến đóng gói đều làm thủ công 100% và tuyệt nhiên an toàn. Để hái được những búp trà shan ngon, bà con phải tìm những cây trà cổ thụ lâu năm nhiều tuổi, cao lớn nên việc hái trà gặp rất nhiều khó khăn, người dân phải bắt thang lên tận những cành cao, có cành hơn 10m. Bởi những búp trà ngon thường là những búp mọc trên ngọn cây, những búp trà xanh mướp, chứa đựng nhiều nhất tinh tú của trời đất.
Nếu bạn đang cần mua sản phẩm trà shan tuyết ngon, hoàn toàn tự nhiên, muốn trải nghiệm những phẩm trà cao cấp vẹn nguyên tinh khí của đất trời, hãy liên hệ với Hạnh Trà nhé.