*Bài phân tích chuyên sâu và cụ thể về khái niệm TRÀ ĐẶC SẢN trên tearip của Nga
Bạn có nhận thấy rằng, gần đây, có rất nhiều chuyên gia đã và đang thử tạo ra một danh sách tổng hợp các loại trà đặc sản trên thế giới – giống như trong lĩnh vực cà phê, nhưng kết quả vẫn chưa thực sự thuyết phục được mọi người?
Theo ý kiến của chúng tôi, điều này xảy ra vì một lý do duy nhất. Sở dĩ vậy, vì hiện nay trên thế giới chưa có một cơ quan, học viện nghiên cứu trà nào đủ mạnh về chuyên môn và đủ uy tín toàn cầu để khiến cho cả thị trường trà thế giới phải lắng nghe và chấp nhận kết quả nghiên cứu của họ, để từ đó phân loại được loại trà nào ngon, loại trà nào dở.
Thực ra, trong quá khứ, đã từng có sự manh nha xuất hiện một học viên nghiên cứu như thế, và xin nhớ rằng ở thời đó, thị trường trà toàn cầu bị thống trị bởi các công ty của Anh Quốc. Và do vậy, đã từng có một danh sách giống trà đặc sản thế giới. Ứng viên sáng giá của các giống trà nằm danh sách này có thể kể đến như trà Darjeeling. Và tiêu chí lựa chọn thì bao gồm: khu vực trồng, độ lâu năm, độ minh bạch của cuộc bình chọn thời đó và niềm tin của rất nhiều người sành sỏi về trà.
Nhưng ngay khi văn hoá trà được phổ biến hơn, thế giới trở nên phẳng thì khái niệm trà ngon, trà dở bỗng không còn khách quan và mang tính đại diện cho tất cả các loại trà nữa, mà chỉ còn đúng với một vài phong cách cũ mà thôi, thậm chí trong một vài trường hợp, chỉ có thể áp dụng ở một địa phương cụ thể. Và ngay lúc này, thì các ứng cử viên sáng giá khác xuất hiện một cách hoàn hảo, bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.
Cùng lúc đó, tất nhiên, hàng năm, người ta vẫn rất nhiệt tình tạo ra một danh sách mới các loại trà đặc sản thế giới giống như trong ngành cà phê. Và những nỗ lực ấy hoàn toàn chính đáng. Vì ai cũng rất mong muốn có thể áp dụng được một thang điểm đánh giá chung, nếu có, nếu không phải cho toàn ngành chè, thì ít ra cũng đại diện cho một phần lớn trong đó. Nhưng không ai có đủ lực, đủ độ uy tín để áp đặt luật của riêng họ vào một cuộc chơi chung.
20 năm trước, tại Nga có một danh sách gọi là “Elite Tea” (loại trà ưu tú). Thực ra thì không có cái tên chính thức nào cho danh sách này, “trà đặc sản” cũng chỉ là cái tên bắt chước của cà phê, nên ở Nga, họ không thích dùng “trà đặc sản” mà họ dùng “trà ưu tú”. Nhưng chính việc đặt tên như vậy đã làm lộ rõ ngay điểm yếu của danh sách này – nó không mang tính đại diện cho toàn thế giới, ngay cả cái tên cũng chỉ là do một học viện trà ở Nga thống nhất đặt ra. Rõ ràng họ không có đủ nguồn lực để khiến cả thị trường phải chấp nhận danh sách “trà ưu tú” của họ, và họ đã bắt buộc phải sử dụng cái tên vay mượn của văn hoá láng giềng.
Thực ra, nếu có bất kỳ một cái tên nào xuất hiện, thì cũng sẽ có rất nhiều cộng đồng trà trên toàn thế giới chấp nhận và sử dụng ngay. Cho dù là Fine Tea (chè tuyệt hảo) hay Professional Tea (giống trà chuyên nghiệp), Master Tea (trà nghệ nhân), hay Hueciality (Trà thịnh hành số 1).
Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có cái tên nào đánh bại được sự rõ ràng của “Trà Đặc Sản”- Speciality Tea nên tạm thời bài viết này sẽ sử dụng nó. Và dưới đây là định nghĩa về trà đặc sản.
“Trà Đặc Sản là một loại trà giá trị gia tăng cao, và không quan trọng là giá trị gia tăng đó được thêm vào trà như thế nào”
Hay nói cách khác là: Nếu như công ty bạn chỉ bán một sản lượng trà nhỏ mà vẫn có lãi lớn và đủ để tiếp tục làm ăn hiệu quả, thì có nghĩa là bạn đang kinh doanh Trà Đặc Sản.
Đây là một định nghĩa vô cùng khái quát và có tính áp dụng cho rất nhiều nền văn hoá trà nói chung – trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại hay tiêu dùng
Cụ thể: Nếu bạn làm ra trà từ những lá chè được thu hoạch đâu đó tại một nông trường chè bỏ hoang tại Georgia, và bán với giá 10 đồng một kg, thì đó chỉ là trà Georgia. Nhưng nếu bạn gọi cùng loại sản phẩm đó bằng một cái tên khác như “Trà thân thiện với hệ sinh thái, mọc hoang tại ….. (trong dấu 3 chấm là tên ngôi làng), được làm từ nghệ nhân có tay nghề lâu năm” và bán nó ở mức 100 đồng một cân – thì nó đã trở thành Trà Đặc Sản rồi.
Nếu như bạn mua hẳn một container chè, đóng ở mức quy chuẩn túi 1 lạng và bán ở siêu thị, thì bạn chỉ đang bán chè đen Trung Quốc, hay nếu thích, bạn gọi là Hồng Trà. Nhưng nếu, bạn đóng trà vào những bình thuỷ tinh lộng lẫy sang trọng, nghi thức pha trà phức tạp, và giúp nó trở thành thứ đồ uống chính thức tại các showroom bán xe hạng sang, thì đó đã trở thành Trà Đặc Sản.
Nếu bạn mua 5 kg trà từ Assam, Ấn Độ từ một nhà buôn, không biết năm sản xuất, và chỉ bán theo cân với giá rẻ tại shop trà của mình thì bạn đang bán trà Assam. Nếu bạn cho thêm ít đường, thêm chút hương ngỗ sồi, gỗ thông, và gọi nó là Trà Nhà Văn ở Pskov, thêm một số 0 vào giá bán, thì bạn đang kinh doanh Trà Đặc Sản rồi.
Nếu bạn pha trà túi lọc Ceylon bằng cách đơn giản là cho trà vào ấm, rồi bán, thì bạn đang bán theo phong cách bán trà đá. Nhưng nếu khách hàng của bạn được tự chọn lựa loại hương vị họ muốn thêm vào trà, trên tường cửa hàng trà của bạn thì có bản đồ của Sri-Lanka, mỗi một hòn đảo trồng trà được gắn một lá cờ con con trên đó, và lá cờ ấy được làm mảnh tag của túi chè, thì bạn đang bán chè đặc sản rồi.
Những ví dụ như vậy có rất nhiều, và rõ ràng đã chỉ ra rằng, ngoài vùng trồng, thì có vô vàn cách để biến Trà thường thành Trà Đặc Sản. Vì vậy, trong sản suất Trà, thì tỉ trọng của chè Đặc Sản khá nhỏ nhưng khi bán tại các cửa hàng, thì chè Đặc Sản lại bán được rất nhiều và tăng rất nhanh, khi được phục vụ tại các nhà hàng, trà đặc sản ngày một lấn át trà thuòng.
Và tất nhiên, việc một loại trà có thuộc vào phân khúc Trà Đặc Sản hay không, không liên quan đến đặc trưng tiêu dung của nó. Trà Đặc Sản không liên quan gì đến các tính chất, đặc điểm của trà, mà bằng sự tháo vát và may mắn của người bán.
Trà Đặc Sản là môt công cụ cạnh tranh được sử dụng bởi một vài người chơi cụ thể trên thị trường trà, để tự làm cho mình nổi bật hơn so với các đối thủ còn lại. vì vậy. Mặc dù, định nghĩa về Trà Đặc Sản khá đơn giản, và có tính áp dụng linh hoạt với nhiều trường hợp, nhưng luôn có những người muốn đưa thêm những khái niệm của riêng mình vào đó, để khiến chỉ mình trà của họ là Đặc Sản, còn của những người khác thì không. Chính vì vậy, đưa ra một định nghĩa rõ ràng cho loại trà này là rất cần thiết. Và lần này, xin phép định nghĩa lại như sau:
TRÀ ĐẶC SẢN LÀ LOẠI TRÀ CÓ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CAO – GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐÓ ĐƯỢC TẠO RA BỞI BẤT CỨ AI ĐỊNH NGHĨA TRÀ ĐẶC SẢN.
Nguồn: Dịch từ bài viết của chuyên gia trà Denis Shumakov