10 cách làm sạch vết ố vàng trên tách trà, cốc sứ

Trà là một trong những thức uống vô cùng quen thuộc của người Việt Nam, không chỉ dùng hàng ngày mà còn dùng trong những dịp tiếp đãi khách quan trọng. Một trong những điều khó chịu đối với người uống trà là những vết ố bám trên ấm trà. Những vết ố này không chỉ khiến bộ trà cụ quý giá cùng chiếc bàn trà của bạn trở nên mất thẩm mỹ hơn mà còn ẩn chứa nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. Đối với những người mê trà, sự thanh khiết của trà và sự tinh sạch của trà cụ là điều rất được chú trọng. Các loại trà cụ được vệ sinh sạch sẽ trước khi thưởng trà giúp cải thiện tâm trạng uống trà, đặc biệt đối với bộ trà cụ pha trà đẹp mắt, sạch sẽ. Nếu chỉ rửa bằng nước thông thường chắc chắn các vết ố vàng đó sẽ không đi, còn rửa bằng các hóa chất khác ư? Tuyệt đối không được, vì ấm trà  rất dễ bị bám mùi hương của các loại hóa chất ấy. Ấm trà vốn kị mùi, và nó cần phải tinh khiết, tự nhiên để tránh làm thay đổi hương vị của trà. Nó cần một chất tẩy an toàn. Hạnh Trà xin cmachs bạn cách rửa ấm trà bằng một thứ luôn có sẵn trong mỗi nhà rất hiệu quả và tuyệt đối an toàn.

Tại sao lại có vết ố trên ấm trà, tách trà, cốc trà?

Các vết ố được hình thành trong quá trình pha trà tạo ra lớp “cao” trà rất cứng đầu, khó làm sạch, khi nước trà bay hơi trên thân ấm sẽ để lại cao trà có màu vàng đen, một phần cao trà bám trở lại ấm làm ấm bị đóng cặn bẩn. Cặn trà còn gọi là bẩn trà, vôi trà được tạo ra do phản ứng oxy hoá giữa các polyphenol có trong trà và các kim loại trong trà bị oxy hoá trong không khí. Thực chất, thành phần chính của cặn trà chính là canxi cacbonat và rất khó tẩy rửa. Cặn trà được hình thành do quá trình tích tụ các chất không tan trong nước, bám vào thành ấm trà. Cặn trà có chứa asen, thuỷ ngân, chì, và các kim loại nặng khác, rất có hại cho sức khoẻ. Khi chúng ta uống trà, các cặn trà này kết hợp với protein trong thức ăn, acid béo, vitamin tạo ra các chất cặn tích tụ lại trong cơ thể, khó chuyển hoá, cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng ở dạ dày và ruột non, thậm  chí có thể gây viêm loét, hoại tử do sự tích tụ lâu ngày của các cặn kim loại nặng, dẫn đến ung thư. 

cách vệ sinh ấm trà bị ố bẩn

cách vệ sinh ấm trà bị ố bẩn

 

Ở một số địa phương, người ta vẫn theo tục dùng trà mà không làm sạch ấm trà cũng như vệ sinh lớp cặn bám lên thành đáy chén, họ quan niệm rằng lớp cặn trà này càng dày càng tốt, trà sẽ có vị ngon hơn. Đây là một thói quen và quan niệm không tốt, ảnh hưởng đến sức khoẻ người uống trà vì cặn trà là ổ chứa sinh sôi của vi khuẩn và các kim loại nặng gây độc cho cơ thể.

cách vệ sinh ấm trà bị ố bẩn

 

Với cốc sứ uống trà bạn có thể sử dụng những loại dung dịch tẩy rửa để rửa sạch. Tuy nhiên đối với ấm trà thì lại rất kị mùi, do đó hoàn toàn không thể sử dụng xà phòng hay nước rửa chén để rửa. Đặc biệt đối với các loại ấm đất, ấm tử sa, các loại ấm hấp thụ mùi… tuyệt đối không dùng chất tẩy rửa, chất có mùi nồng vì làm mất đi hương vị nguyên bản, đặc trưng của trà thay vào đó hãy dùng các chất tẩy rửa tự nhiên, an toàn.

Cách tốt nhất để ấm trà của bạn luôn sạch sẽ

Cách tốt nhất là sau mỗi lần dùng trà, hãy rửa sạch và lau khô trà cụ cẩn thận để giúp bộ trà cụ luôn sạch sẽ và sáng bóng càng sớm càng tốt ấm trà sau khi dùng xong. Không để cặn trà tích tụ lâu ngày. Việc này nên tạo thành một thói quen tốt trong thưởng trà giúp các trà cụ của bạn luôn như mới và sạch sẽ.

Lưu ý khi vệ sinh ấm trà

1. Bạn không nên vệ sinh ấm chén uống trà bằng các vật dụng có chất liệu nhám, dễ gây xước lớp men của ấm chén.

2. Khi vệ sinh các loại trà cụ, hãy lưu ý đến một số nơi chúng ta thường bỏ qua như thành trong của miệng ấm trà, vòi ấm trà, đáy chén trà, các góc khay trà,…

3. Ấm trà rất kị mùi, do đó hoàn toàn không thể sử dụng xà phòng hay nước rửa chén để rửa. Đặc biệt đối với các loại ấm đất, ấm tử sa, các loại ấm hấp thụ mùi… tuyệt đối không dùng chất tẩy rửa, chất có mùi nồng vì làm mất đi hương vị nguyên bản, đặc trưng của trà thay vào đó hãy dùng các chất tẩy rửa tự nhiên, an toàn.

4. Nên vệ sinh bộ trà cụ ngay sau khi dùng trà, nhưng đôi khi, không phải lúc nào cũng tiện cho việc vệ sinh ngay, chúng ta bị cuốn theo các hoạt động khác và quên đi việc vệ sinh ấm chén, và thường đến lần dùng trà tiếp theo mới vệ sinh thì các cặn trà đã tích tụ lại một lớp bám chắc vào thành ấm, rất khó vệ sinh bằng tay, phải dùng các dụng cụ hỗ trợ và và cũng rất mất thời gian.

cách vệ sinh ấm trà

 

Hướng dẫn một số cách vệ sinh bộ trà cụ sạch như mới

a. Cách vệ sinh ấm trà luôn sạch mới

Để xử lí các cặn bẩn do nước trà bám trong bề mặt ấm chén bạn nên dùng giấm trắng để làm sạch.

Nếu cặn nước trà đặc ố vàng và dày hơn, trước khi trung hoà với giấm trắng bạn hãy cọ xát bề mặt ấm nhẹ nhàng bằng xơ mướp với hỗn hợp muối và rượu để làm mỏng lớp cặn trà. Sau đó thêm nước nóng và vỏ trứng gà vò nát vào ấm và lắc đều, ma sát của vỏ trứng và thành ấm giúp loại bỏ đi những mảng cặn trà bẩn. Điều này có thể làm sạch khá tốt các kẻ hở bên trong mà tay chúng ta không cọ xát tới.

Trong trường hợp cặn trà hoá vôi ố vàng lâu ngày, sau khi thực hiện các bước trên, bạn hãy cho trực tiếp kem đánh răng và đợi một phút, và rửa sạch lại nhiều lần với nước ấm.
Bạn đừng bỏ qua mẹo làm sạch với khoai tây.

Sau khi hoàn thành các bước làm sạch và trung hoà cặn trà. Khoai tây chứa nhiều tinh bột, khi gặp nhiệt độ cao, tinh bột sẽ tạo thành dụng dịch keo có khả năng hấp thụ mùi và khử độc các cặn thừa còn sót lại một cách triệt để.

b. Cách vệ sinh vòi ấm trà luôn sạch mới

Cho dù bạn thường xuyên vệ sinh bộ ấm chén uống trà cũng rất khó chịu khi nhìn thấy những vết ố vàng khó chạm tay tới như trong lòng vòi ấm và mặt trong của thành miệng ấm bởi phần vệ sinh khó nhất của ấm trà chính là vòi ấm. Vấn đề này chúng ta có thể khắc phục bằng việc sử dụng các vật dụng nhỏ với chất liệu lành tính, không ảnh hưởng đến hương vị trà như que tre, que gỗ có đường kính nhỏ để vệ sinh vòi ấm.

Bạn hãy đập dập một đầu que tre sao cho mềm thành hình chổi có tác dụng như bàn chải, sau đó nhúng vào các chất như muối và chà xát nhiều lần. Tiếp theo đó bạn hãy dùng một que tăm bông nhúng giấm trắng để cọ rửa. Để như vậy qua đêm, hôm sau rửa sạch lại với nước ấm đảm bảo ấm trà của bạn sẽ sạch sẽ như lúc mới mua.

Ngày nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy những bàn chải chuyên dụng với đầu nhỏ có thể uốn cong, xoắn, không những có thể luồn sâu vào mọi ngóc ngách mà còn giúp làm sạch triệt để vòi ấm trà hơn.

Hãy luôn nhớ sau khi vệ sinh ấm trà xong hãy luôn tráng ấm qua nước sôi để làm sạch và khử trùng lần cuối, sau đó đặt ấm sang một bên cho gọn gàng và để khô tự nhiên.

cách vệ sinh ấm trà

 

c. Cách vệ sinh chén uống trà luôn sạch mới

Tuy chén trà dễ vệ sinh hơn vì ít chi tiết phức tạp như ấm trà nhưng bạn vẫn nên được vệ sinh thường xuyên chén uống trà vì khi chén trà bị ố vàng sẽ ảnh hưởng mỹ quan trực tiếp đến màu sắc của trà. 

Bạn có thể đơn giản là xả lại chén trà bằng nước sạch mỗi khi uống trà xong để vệ sinh, dùng nước sạch dội rửa chén, sau đó tráng lại bằng nước sôi và úp ngược để tránh bụi và khô ráo. Đây là cách đơn giản nhất để làm thường xuyên, bộ chén trà của bạn sẽ luôn sáng bóng và không cần đến các cách làm sạch khác.

Trong trường hợp chén trà của bạn đã cóc cách ố vàng, bạn hãy bôi kem đánh răng để làm sạch chén trà.

Hãy dùng một ít kem đánh răng (chọn loại ít hương liệu), dùng bông gòn hoặc khăn mềm thoa kem đánh răng lên toàn bộ bề mặt chén và rửa sạch sau 1 phút.

Nếu chưa sạch, bạn hãy lặp lại 2 đến 3 lần và sau đó tráng sạch lại nhiều lần với nước sôi và úp ráo nước, đảm bảo chiếc chén uống trà của bạn sẽ sạch như mới mua.

Hoặc bạn có thể dùng giấm gạo hoặc muối nở (baking soda) để rửa chén trà trong trường hợp cặn trà quá dày, và kem đánh răng không cải thiện bạn có thể dùng giấm gạo và baking soda.

Hãy đun nóng giấm gạo và baking soda sau đó ngâm toàn bộ chén trà trong dung dịch qua đêm. Sau đó rửa sạch lại với nước ấm và úp ráo. Ngoài ra bạn có thể tham khảo dùng nước cola hoặc nước chanh để thay thế nhé bởi 2 loại này có khả năng tẩy rửa rất mạnh và an toàn.

Bạn cũng có thể dùng vỏ khoai tây để rửa chén trà.

Đun sôi vỏ khoai tây trong 20 đến 30 phút để tạo dung dịch keo và cho đầy vào các chén trà. Để yên chén trong 30 phút để khoai tây hấp thụ cặn bẩn và khử độc. Sau đó bạn có thể rửa sạch lại, tráng với nước sôi và úp ráo nước.

cách vệ sinh ấm trà

 

 

d. Vệ sinh ấm chén thuỷ tinh uống trà như mới

Vì thuỷ tinh không hấp thụ mùi nên chúng không cần cầu kì các bước làm sạch như đối với các loại ấm chén đất, tử sa,… Bạn vẫn hãy vệ sinh ngay sau mỗi lần uống trà để bộ ấm chén luôn sạch sẽ.

Nếu có vết ố cặn trà bám trên bề mặt thuỷ tinh, ngoài các bước làm sạch như trên, bạn có thể dùng dung dịch tẩy rửa chuyên dùng và sau đó tráng sạch nhiều lần qua nước nóng để loại bỏ cặn xà phòng và mùi sau đó úp ráo nước.

cách vệ sinh ấm trà

 

e. Cách vệ sinh các loại ấm đất bị dính vết dầu mỡ

Đối với loại ấm chén tử sa, bạn không nên để dính dầu mở lên ấm chén vì lớp đất sẽ thấm dầu và để lại vết dầu rất mất thẩm mỹ và khi pha trà sẽ có váng dầu nổi. Nếu chẳng may dầu mỡ dính vào bộ ấm chén nghiêm trọng, bạn nên dùng bàn chải mềm hoặc bông gòn thấm xăng để chải hoặc lau qua (lưu ý không được dùng bàn chải kim loại vì gây trầy xước thêm), sau đó dùng cồn để lau lại sau khi xăng bay hơi. 

Ngâm ấm trà trong nước nóng và than hoạt tính để rửa trôi vết dầu mỡ và khử mùi sót lại sau đó tráng nước sôi, rồi lau khô để ráo là sạch ấm.

f. Cách vệ sinh khăn trà

Bạn nên giặt sạch lại khăn trà sau mỗi lần vệ sinh bằng nước sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để hạn chế nấm mốc, nên giặt khăn thường xuyên và thay khăn trà hằng tháng.

g. Cách vệ sinh bộ lọc trà (lõi lọc trà)

Bộ lọc trà hay còn gọi là lõi lọc trà hay lọc trà là vật dụng chúng ta nên vệ sinh thường xuyên, vì khi sử dụng lâu ngày lõi lọc trà rất dễ bị tắc nghẽn màng lọc và bị ố màu. Tốt nhất là sau khi lọc trà xong, bạn nên vệ sinh ngay màng lọc bằng nước sôi để có thể loại bỏ nhanh các chất cặn có thể bám dính vào máng trà nếu như không muốn thay lọc trà thường xuyên. Thông thường, nhà sản xuất sẽ bán kèm lõi lọc trà để thay thế sau một thời gian sử dụng. Nếu bạn không mua được lọc trà thay thế thì có thể sử dụng gạt sạch để lọc trà và cố định các mép bằng dây chắc chắn để lọc, đây là cách lọc trà của người xưa.

 

cách vệ sinh ấm trà

 

h. Cách vệ sinh khay trà, bàn trà

Khi nói đến vệ sinh bộ dụng cụ pha trà, chúng ta hay dễ dàng bỏ không vệ sinh khay trà. Khay trà thường dùng là khay gỗ, hoặc khay đá, mỗi loại khay có đặc điểm và góc độ thẩm mỹ khác nhau và cách vệ sinh khác nhau. 

Nếu khay trà của bạn là khay trà bằng đá có trọng lượng nặng, thường đặt cố định trên bàn và ít di chuyển thì bạn lại rất dễ vệ sinh, chỉ cần dùng khăn sạch lau nhiều lần cho sạch vết bẩn hoặc dùng dấm, chất tẩy rửa để vệ sinh là được.

Đối với khay trà bằng gỗ thường được phun một lớp sơn kháng nước, chống ẩm lên bề mặt khay gỗ. Bạn cần chú ý đến việc vệ sinh chúng cẩn thận không dùng nước tẩy rửa vì có thể gây ăn mòn lớp sơn kháng nước, không nên để khay trà quá ẩm ướt, sau khi rửa sạch bằng nước ấm nên dùng khăn khô để lau lại và đặt nơi thoát gió để hong khô hoàn toàn.

cách vệ sinh ấm trà

 

Vệ sinh trà cụ uống trà sau mỗi lần dùng trà nên thực hiện thường xuyên, đây là một thói quen theo suốt quá trình thưởng trà nghệ thuật. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và biết cách vệ sinh, bảo dưỡng các trà cụ của mình. Hạnh trà hi vọng bài viết trên có thể giúp ích được các bạn trong việc vệ sinh đúng cách các loại trà cụ.